Home

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN - NGUYÊN NHÂN - CHẨN ĐOÁN - Ngoại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN

I. ĐỊNH NGHĨA:
- Theo vị trí giải phẩu từ :
Dưới lồi cũ trước xương chày 1cm/dưới khớp gối 3 khoát ngón tay
Đến trên Khớp cổ chân/khớp chày-sên 3 khoát ngón tay
- Là loại gãy dưới hành xương của mâm chày và trên hành xương của trần chày
- Ở người lớn, được ước lượng như dưới mặt khớp mâm chày khoảng 10cm và trên trần chày khoảng 7cm.

II. PHÂN LOAI:
1. Theo AO/ASIP cho các trường hợp gảy kín 2 xương cẳng chân:
- Độ A : Xương chày gảy đơn giản.
A1: Gãy chéo vát > 30 độ.
A2: Gãy chéo vát < 30 độ.
A3: Gãy ngang.
-Độ B: Xương chày gảy có mảnh rời,gồm:
B1: Gãy xoắn vặn cá mảnh rời.
B2: Gãy có mảnh rời chéo vát.
B3: Gãy có nhiều mảnh rời nhỏ.
-Độ C:Xương chày gảy phức tạp,gồm:
C1: Gãy chéo xoắn nhiều mảnh.
C2: Gãy 3 đoạn.
C3: Gãy vụn cả một đoạn xương.
-Kèm theo nếu :
(-1): Không gảy xương mác.
(-2): Gảy xương mác không cùng mức.
(-3): Gảy xương mác cùng mức.
Phân loại này ý nghĩa trong điều trị, tuy nhiên phân loại này thường khó nhớ cho các phẫu thuật viên.
2. Theo GUSTILO cho các gảy xương hở (thường sử dụng):

Độ Vết thương Tổn thương xương Tổn thương mô mềm
I Da bị hở ≤ 1cm, xương thường từ trong đâm ra ngoài.
Vết thương hoàn toàn sạch
Đường gảy thường đơn giản là ngang hay chéo ngắn Rất ít
II Da bị xé rách ≥ 1cm Đường gảy ngang đơn thuần hay chéo ngắn kèm theo mảnh thứ ba Tương đối rộng
Da bị tróc còn cuống hoặc có thể bị mất da
III  
A Xương bị gảy làm 2 – 3 đoạn (giống có mảnh nhỏ) Tổn thương xé rách còn cuống, tổn thương phần mềm rộng nhưng vẫn đủ phần mềm để che xương.
B Bóc hẳn màng xương lộ ra ngoài Mất phần mềm nhiều, bị lột màng xương và lộ xương, nguy cơ nhiểm trùng cao
C Các cơ gần như bị đứt hết Tổn thương nặng về bó mạch thần kinh kèm theo cần phải sửa chửa (nối hoặc ghép) bất kể độ lớn của tổn thương phần mềm.

III. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:
Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố do phẫu thuật viên đánh giá
- Gảy vững hay không vững
- Các yếu tố nguy cơ, các tổn thương kèm theo
1. Điều trị bảo tồn : Chỉ sử dụng khi đánh giá gảy vững, không có yếu tố nguy cơ – biến chứng kèm theo => bó bột tròn ngay hay sau khi nắn chỉnh (có thể rạch dọc bột, kê chân cao).
Chỉ định: Không hoặc ít di lệch.
Gảy cành tươi ở trẻ em
Gảy kín 2 xương cẳng chân có đường gảy ngang hoặc chéo vát < 300, gãy có mảnh bướm nhỏ hơn 25% chu vi thân xương
Có thể áp dụng với gảy hở độ I, vết thương sạch, thời gian ≤ 6 giờ
- Bó bột có rạch dọc từ 1/3 trên đùi tới bàn chân, gối gấp nhẹ 70 - 100.
- Để bột 5-7 ngày hết sưng nề => quấn băng tăng cường và để bột 8-10 tuần.
- Với trường hợp gảy ngang: sau 2 tuần bó bột cho tập đi có tỳ nén tăng dần lên chân tổn thương, đến 4 tuần có thể thay bột Sarmento cho tập đi có tỳ đè.
- Các di lệch trong bột chấp nhận ( chồng ngắn < 1,5 cm, gập góc ra ngoài hoặc vào trong < 50 , gập góc ra trước hoặc ra sau < 100 )
2. Điều trị phẫu thuật:
2.1. Chỉ định phẫu thuật:
- Khẩn cấp: Gảy hở độ IIIB, IIIC.
Gảy hở kèm phạm khớp
Gảy xương kèm phạm khớp
Có kết hợp với các chấn thương khác (đa thương)
- Sớm :
Gảy hở độ I, II, IIIA
Gảy xương kín nát, nhiều tầng
Gảy kín có tổn thương mạch máu – thần kinh, có các biến chứng khác như chèn ép khoang, shock chấn thương …
- Có trì hoản :
Gảy kín di lệch nhiều không biến chứng.
Điều trị bảo tồn thất bại (nắn chỉnh không đạt yêu cầu).
Di lệch bột thứ phát.
2.2. Phương pháp kết hợp xương bên trong:
- Đóng đinh nội tuỷ Kuntscher, đinh Rush (áp dụng cho gảy vững).
- Đinh nội tuỷ có chốt (áp dụng cho gảy không vững, gảy hở độ I - II có thời gian ≤ 6 giờ)
- Kết hợp xương nẹp vít:
+ Sử dụng khi vị trí gảy sát gần các đầu xương không thuận tiện cho việc bắt chốt, gảy nát nhiều tầng thân xương.
+Ngày nay thường sử dụng kỷ thuật bắt cầu và nẹp luồn, có khóa để tránh làm tổn thương phần mềm nhiều.
2.3: Kết hợp xương bằng khung cố định ngoài:
- Chỉ định:
Gảy hở từ độ IIIA trở đi.
Gảy hở đến muộn.
Gảy kín tình trạng phần mềm xấu.
Gãy hở nhiểm khuẫn.
- Loại khung cố định ngoài hay dùng: Khung kiểu Ilizarov (có hoặc không có cải tiến). Khung kiểu AO.
Khung kiểu VTT.
Cọc ép ren ngược chiều của GS Nguyễn Văn Nhân.

aaa

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

-