Home

TRIỆU CHỨNG HỌC THƯƠNG TỔN THẦN KINH MẠCH MÁU DO CHẤN THƯƠNG - Bệnh Về Động Tĩnh Mạch

THƯƠNG TỔN THẦN KINH MẠCH MÁU DO CHẤN THƯƠNG

1. THƯƠNG TỔN ĐỘNG MẠCH
Động mạch có 3 lớp. lớp vỏ ngoài, lớp nội mạc. đi kèm động mạch thường có hai tĩnh mạch .Hoặc một tĩnh mạch lớn. Tĩnh mạch thường to hơn động mạch và có các cấu tạo 2 lớp,lớp vỏ ngoài và lớp nội mạc.


Thương tổn động mạch có 3 loại chính với các biểu hiện lâm sàng khác nhau.
1.1. Đứt đôi: Máu phụt mạnh sống thường các lớp của vách mạch, nhất là lớp cơ ở giữa co thắt lại, làm giảm chảy máu, tiếp đó các tiểu cầu hình thành cục máu đông (nút trắng tự bịt lỗ lòng mạch lại tạm thời làm ngừng chảy máu. Trên nó hồng cầu ngưng tụ tạo thành các cục máu đỏ. nút lòng mạch bị đứt. gây tự nhiên cầm máu. Các cục máu tự nút này ( nút trắng, nút đỏ), đôi khi được tổ chức hoá thành một nút mạch tương đối vững chắc. động mạch tự cầm máu chảy: nhiều khi vận chuyển bệnh nhân, ví dụ chuyển từ cáng lên giường... khi ho. rặn... Nút mạch bật ra. máu động mạch lại phụt ra mạnh.
Máu động mạch phui ra với khối lượng lớn màu đo tươi, có tia mạch hình cân cầu tăng lên theo nhịp tim co bóp.
1.2. Rách bên: động mạch bị rách một bên thường gây chảy máu còn nhiều hơn. cũng máu đỏ tươi trào ra mạnh theo nhịp tim sống do lớp cơ thành mạch co. vết thương bị rộng ra. khó tự cầm máu và bị mất máu nhiều.
1.3 Đứt rách ở trong sâu
Noi động mạch chìm sâu trong lớp cơ dày. khi bị thương tổn ít khi phụt mạnh ra ngoài mà tạo nên khối máu tụ lớn ở trong sâu.
Nếu không khâu vá động mạch trong cấp cứu thì nhiều tuần sau sẽ tạo nên túi phình động mạch hoặc sau thương tổn cả động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo nên túi phình động - tĩnh mạch. Với thời gian lớp ngoài của khối máu tụ sẽ được tổ chức hoá thành lớp vỏ túi phình.
Các túi phình động mạch nhất là túi phình động tĩnh mạch có biểu hiện là một khối u mềm ở trong sâu. nhìn, sờ thấy khối u phình ra và đập theo nhịp tim nghe với ống nghe thấy tiếng thổi mạnh lên theo nhịp tim.
Túi phình động mạch có nguy cơ đe doạ vỡ. Thông động tĩnh mạch gây biến loạn nuôi dưỡng ở ngoại vi và suy tim. Chỗ nối tắt động mạch càng to, càng nằm gần tim càng chóng gây suy tim.


2. VẾT THƯƠNG ĐỘNG MẠCH Ở CHI

Khi nghỉ có vết thương động mạch trước hết là cần cầm máu tạm thời. Cách cầm máu tạm thời bằng dây thắt. dây chun, dù đã được hướng dẫn là 1/2 đến 1 giờ cần nới một lần, trên thực lẽ không ai thực hiện việc nới ấy cả, hậu quả là garô để lâu quá. phải cắt cụt chi là thường thấy. Như vậy garô cứu được chi thì ít mà làm mất chi thì nhiêu, do đó khi sơ cứu vết thương động mạch cần đứt khoát bó garô, chỉ nên băng ép hơi chặt tay trên một đoạn rộng là đủ.
Garô chun chi còn một chỉ định là khi đã bị đứt lìa rời thì đặt garô cho đỡ mất máu thêm. Garô này đặt càng thấp càng tốt, đặt ngay lên chỗ mất da cũng được miễn là cầm được máu.Và garô này để liên tục không tháo. Lúc mổ. người mổ sẽ để một garô phẫu thuật lên cao hơn và cắt cụt lại cho gọn ở giữa 2 garô này. Ga rô phẫu thuật để một giờ cho chi trên và một giờ cho chi dưới
- Vết thương lách bên: khâu lại, rách rộng, vá băng miếng vá lấy ở tĩnh mạch hiển trong hay miếng vá chất nhân tạo (patch), ít dùng ở chỉ.
-Vết thương đứt đôi động mạch: Xén gọn khâu lại tận tận. Sau xén mép động mạch bị khuyết 1-2 cm thì có thể để tư thế gấp chi cho chùng thêm động mạch rồi khâu nối tận tận . Nếu khuyết nhiều cm thì ghép với đoạn ghép lấy ở tĩnh mạch hiển trong khi thắt nhánh bên và đối đầu cho thuận chiều van (tĩnh mạch có van). Khuyết nhiều quá đôi khi dùng ống mạch nhân tạo. Ống nhân tạo không tốt bằng tĩnh mạch tự thân.
-Vết thương dập động mạch hay dập lớp nội mạc động mạch gây tắc mạch: lấy bỏ đoạn mạch dập,-khâu nối tận tận hay ghép mạch.
-Vết thương đứt một động mạch ở thấp như cổ tay, cổ chân, buộc được nhất là khi thấy máu trào ra ở cả hai đầu động mạch đứt, buộc an toàn nhờ có ngành nối nhiều. Riêng đứt một bên động mạch ở ngón tay, thường dùng kỹ thuật cao khâu nối lại. tránh bị hoại tử .
3. VẾT THƯƠNG TĨNH MẠCH
Ở ngọn chi tĩnh mạch có nhiều nhánh bên, một khi tĩnh mạch bị đứt có thể buộc thắt lại.Ở gốc chi tĩnh mạch to, khi có thương tổn tĩnh mạch thường khâu phục hồi lưu thông, đôi khi vá lại.
4. VẾT THƯƠNG thần KINH
Một khi thần kinh bị đứt sẽ xảy ra quá trình sau:
- Ở đầu trung tâm. các trục thần kinh sẽ mọc dài ra, mỗi ngày mọc thêm chừng l,2mm.
Ở đầu ngoại vi. sẽ xảy ra hiện tượng thoái hoá: thần kinh chi còn lớp vỏ. lớp ruột bị tiêu mất.
Nếu sau khi bị thương đứt dây thần kinh, thầy thuốc không khâu nối lại thì các trụ trục ở đầu trung tâm sẽ mọc dài ra, gặp tổ chức xơ sẹo cản trở, chúng sẽ cuộn lại thành một cục thần kinh, chạm phải đau buốt.
Mỗi sợi thần kinh có một bao (névrilème) trong có chứa nhiều bó. Khi sợi thần kinh bị đứt đôi với kỹ thuật thấp, thầy thuốc khâu bao thần kinh lại: với kỹ thuật cao chưa có kính hiển vi phẫu thuật hay chụp kính lúp phóng đại, thầy thuốc khâu ráp từng bó thần kinh mỗi bó dính 2 sợi)
Khám phát hiện đứt thần kinh trong cấp cứu có nhiều thương tổn kèm theo, cần khám nhanh, thường chỉ khám cảm giác. Về sau sẽ khám thêm hậu quả trên chức năng vận động và cả các rối loạn dinh dưỡng nữa.
Vùng cảm giác của lưng thần kinh sách giải phẫu đã mô tả song trên lâm sàng người ta dùng sơ đồ riêng theo giải phẫu mô tả, vùng chi phối của một thần kinh là rộng, thực ra vùng này được các thần kinh lân cận chi phối thêm, thêm như thế nào có nhiều biến đổi. Trên lâm sàng người ta chú ý những vùng nhỏ hơn nhiều, sống là những vùng đặc trưng, chỉ một thần kinh nào chi phôi mà thôi.
Dưới đây sẽ mô tả vùng đặc trưng cho từng dây thần kinh.
Thương tổn thần kinh cũng có nhiều loại nhiều mức độ : căng. dãn. đụng, dập nhẹ. đụng dập nặng, chèn ép, dính trong xơ sẹo. đứt một phần, đứt đôi..vv..
4.1. Các biểu hiện lâm sàng của tổn thương thần kinh
Liệt vận động không hoàn toàn: liệt thấp: liệt vận động hoàn toàn: liệt cao.
Liệt vận động tăng dần: thần kinh bị dính vào sẹo hoặc vào can xương.
Liệt vận động hoàn toàn sống vùng đặc trưng lại còn cảm giác: nghi liệt không hoàn toàn, không đứt đôi thần kinh.
Liệt vận động hoàn toàn và vùng đặc trưng mất cảm giác: nghi đứt đôi thần kinh.
Cần các phưong tiện đo dẫn truyền thần kinh, đo chronaxie, Rheobase (chronaxie; thời trị Rheobase: cường độ cơ sở).


4.2 Dấu hiệu vùng cảm giác đặc trưng
Thần kinh giữa: da của đốt 3 ngón 2 và 3
Thần kinh trụ: đốt 2 và 3 ngón 3
Thần kinh quay: da mu bàn tay ở khe ngón 1 và 2 (xem hình 4-1)
Thần kinh hỏng khoeo trong tức chấy sau: gan bàn chân
Thần kinh hông khoeo ngoài: một dải đọc rộng chừng 1 cm. dài chừng 10 cm ở trước cổ chân.
4.3. Liệt vận động do thần kinh
-Thần kinh giữa: dấu hiệu" bàn tay khi" không thể đôi chiếu các ngón - teo cơ gan tay và teo co mỏ cái.
-Thần kinh trụ: " dấu hiệu vuốt trụ" ngón 4 ở tư thế co gấp nhẹ, ngón 5 hơi co.
- Thần kinh quay: dấu hiệu " cổ cò" cẳng tay không ngửa được, cổ tay rủ gấp không ruỗi được, ngón 2.3.4.5 có đốt I gấp chừng 30° không thể duỗi thẳng đốt 1 còn đốt 2 và 3 các ngón thì gấp ruỗi được do cơ liên cốt và cơ chun ngón cái khép không thể dạng không thế ruỗi đưọc.Thần kinh hồng khoeo ngoài bàn chân đổ do liệt các cơ ruỗi bàn ngón chân ở phía trước ngoài cẳng chân. Đế tránh vấp. khi bước đi phải bươc cao bàn chân và đưa vòng bàn chân ra ngoài " kiểu vạt tép"- gân Asin co
Thần kinh hông khoeo trong: Khi bị liệt khỏi cơ nước ngoài co làm bước đi phải tỷ lên gót chân " bàn chân gót" không thể đứng nhón chân, không thể nhấc cao gót chân khi đứng.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

-