Home

KHÁM TRIỆU CHỨNG VÙNG CỔ - Ung Thư - Ung Bướu

1. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU

Từ đường giữa cổ mỗi bên được chia thành 2 hình tam giác bởi cơ ức đòn chũm. Cơ bả móng đi ngang qua phía dưới tam giác sau. khi khám dễ nhầm với u hay hạch

KHAM VÙNG CỔ 01

Giữa cổ từ trên xuống dưới cần xác định: xương móng, sụn giáp, nhân và các vòng sụn khí quản, eo tuyến giáp.Phía trong cơ ức đòn chũm có bó mạch cảnh, còn tĩnh mạch cổ nông nằm ngay dưới da
Các hạch vùng cổ với các đường bạch mạch tương ứng cho mỗi vùng. Hạch nhỏ hơn tuyến nước bọt và không có mùi. Dựa vào các đường dẫn và hạch để khám vùng tương ứng

khám vùng cổ 02

2. CÁCH KHÁM CỔ

2.1. Hỏi bệnh
Nguyên nhân đi khám: thông thường là nổi u ở cổ. ngoài ra là do đau. những dấu hiệu chèn ép như: Khó nuốt, khó thở hoặc dấu hiệu toàn thân: gây sút mạch nhanh mắt lồi...
2.2. Nhìn
Quan sát vùng cổ để phát hiện Dấu hiệu bất thường: u nổi ở chỗ nào (thường là ở một bên cổ. đôi khi u nổi ở đường giữa cổ). Đây là dấu hiệu có giá trị: Những u nào dính vào khí quản sẽ di động khi nuốt (u tuyến giáp, nang tuyến móng) còn những u không dính với khí quản sẽ không di động (hạch, phóng động mạch...)
Da: có viêm tấy đỏ hay phù nề không lỗ rò: chảy ra chất gì: mủ. nhớt trong
2.3. Sờ
Xác định vị trí u: có thể chia làm hai vùng
-Vùng bên: Phần lớn là II thuộc tuyến giáp ngoài ra là hạch hoặc các loại u khác như u hạch mạch, u máu. phồng động mạch.
-Vùng co giữa:
Thường là nang giáp móng: một u tròn nhẵn di động theo nhịp nuốt, không đau. đã có từ lâu.
Mật độ u: u mềm hay căng (có nước bên trong) u rắn. u co dãn nở không.
Bề mặt: tròn đều hay lổn nhổn
Liên quan với da: Có dính vào da không (véo da lên có được dễ dàng không)
Khi quan sát thì đứng phía trước bệnh nhân nhưng khi sờ nắn thì nên đứng phía sau lưng nắn bằng cả hai tay. Mỗi tay một bên. hoặc nắn bằng một tay.
Quay đầu bệnh nhân sang bên để cơ ức đòn chũm trùng lại, dễ khám vùng sâu (sau cơ này) như khi khám xem có hạch dọc theo bó mạch cảnh hay không.
2.4. Nghe
Nghe tại u phát hiện tiếng thổi: thổi tâm thu ( do động mạch) hay thổi liên lục (do tĩnh mạch hoặc thông động tĩnh mạch)
2.5. Cận lâm sàng
Chụp Xquang vùng cổ không chuẩn bị thẳng và nghiêng để biết khí quản có bị dày hay bẹp lại không.
Chụp nhấp nháy sau khi tiêm chất đồng vị phóng xạ (I131 ) để xem nhân bướu có bắt phóng xạ hay không: nhân lạnh là nhân mà đồng vị phóng xạ không có. Siêu âm để biết bên trong của nhân là đồng nhất hay không, nang chứa nước thường là đồng nhất.
2.6. Chọc sinh thiết
Nhằm xét nghiệm tế bào sau khi chọc.
Cần chú ý: Không nên chọc vào u khi nghi đó là phồng động mạch. Mặt khác sau khi chọc có thể gây tai biến chảy máu rò trong u. nước dịch và máu ra ngoài u gây dính nếu phải mổ sẽ khó khăn.

3. CÁC THƯƠNG TỔN THƯỜNG GẶP

3.1. Bướu cổ
Thể hiện dưới những hình thức sau: bướu một nhân, bướu nhiều nhân, bướu lan tỏa.
Bướu mội nhân: Chỉ có một nhân, tròn, không đau, ranh giới rõ, di động theo nhịp nuốt. Thường là một bên cổ, nhưng đôi khi bướu to làm cho ta có cảm giác bướu nằm giữa cổ. Tình trạng toàn thân không thay đổi dù bướu đã có nhiều năm và kích thước đã to. Mật độ bướu thay đổi theo nội dung bên trong bướu: Nếu là dịch thường mật độ căng, nếu là đặc (nhu mô) thường cứng hơn.
Trong quá trình tiến triển, bướu có thể có đợt viêm gây đau, da bên ngoài đỏ sau đợt viêm có khi da dính vào bướu làm cho không kéo lớp da lên được.
Bướu nhiều nhân:
Những nhân này có thể rời nhau rải rác cả hai thuỳ tuyến giáp hoặc tập trung lại một thuỳ. Khi khám bề mặt bướu không còn nhẫn tròn mà gồ ghề từng khối một thường không có dấu hiệu chèn ép khí quản hay thực quản dù bướu đã to. Nếu bệnh nhân nói khó thở hay khó nuốt thì đó là cảm giác chủ quan.Trừ hai trường hợp sau: bướu có biến chứng chảy máu bên trong làm kích thước to nhanh đột xuất gây chèn và đáy lệch khí quản, và trường hợp thứ hai là bướu phát triển bên trong lồng ngực, phải chụp ngực mới phát hiện được vì khám ở cổ không thấy có u gì.
Bướu lan tỏa
Toàn bộ tuyến giáp to lên, nhiều khi nhìn rõ cả hai thuỳ tuyến giáp. Mật độ thường mềm. Điển hình nhất là bệnh Basedow (bướu nhu mô lan tỏa có cường giáp trạng).
3.2. Bệnh Basedow
Hay còn gọi là bệnh Graves. Bản chất là loại bướu nhu mô lan tỏa. kèm với những dấu hiệu của cường năng tuyến giáp, thể hiện bằng những triệu chứng sau: nhịp tim nhanh, gầy sút. chóng đói. ăn nhiều, lúc nào cũng thấy nóng (toát mồ hôi) mắt lồi, tay run. Nghe ở bướu có thể thấy tiếng thổi tâm thu. Xét nghiệm máu thấy T3 hay T4 tăng ( bình thường 70-190 ng% và 5-12µg% )TSH cũng tăng (bình thường dưới 5µU%)
Nằm giữa hai loại trên (bướu một nhân và Basedow) là bướu độc: bướu một nhân nhưng có dấu hiệu cường giáp trạng.
3.3. Ung thư tuyến giáp
Rất khó xác định một bướu nhân đã ung thư hay chưa trừ khi có xét nghiệm tế bào học. Thông thường trên cơ sở của một bướu nhân mà ung thư hoá. Có những dấu hiệu gợi ý sau đây:
Tự nhiên thấy to lên (làm cho bệnh nhân đi khám tuy có bướu đã nhiều năm)
Mật độ cứng
Bề mặt gồ ghề. có hạch dọc theo bó mạch cảnh.
Khản giọng
3.4. Bướu trong ngực
Tinh cờ phải hiện hoặc do khó thở mà đi khám . Bướu nằm trong ngực nên khám vùng cổ không thấy gì, có khi cho bệnh nhân nằm đầu thấp rồi ho hay rặn  mạnh mới thấy u nổi ở hố trên xương đòn.
Chụp ngực thẳng và nghiêng sẽ thấy hình u. u này nằm ở trung thất trước trên lệch sang một bên. Để khẳng định là bướu trong ngực phải chụp nhấp nháy bằng đồng vị phóng xạ I131 và mổ lấy u ra xét nghiệm giái phẫu bệnh lý.
3.5. Nang giáp móng
Một u tròn, căng nối ngay giữa cổ. thường ở trên cao. gần với xương móng. Di động theo nhịp nuốt, u có từ lâu nhưng không gây một rối loạn gì ngoài mỹ quan. Trong quá trình phát triển nang giáp móng có thể nhiễm trùng và vỡ ra ngoài. Khi vỡ mủ chảy ra để lại lỗ rò, sau một thời gian lỗ rò này có thể ù tịt, không chảy nước nữa nhưng u lại hình thành. Biến chứng này có thể tái phát nhiều lần.
3.6. Phồng động mạch cảnh
Một khối phồng bên cạnh cổ. có dấu hiệu của phồng động mạch và không di động theo nhịp nuốt. Thường thấy ở người già. còn ở những người trẻ thì thường có tiền sử chấn thương.
3.7. u bạch mạch, u máu u hỗn hợp
U to mềm. ranh giới không được rõ. màu sắc da bên ngoài không đổi. nắn có thể nhỏ lại nhưng thả tay ra lại to lên- thường thấy ở trẻ em.

aaa

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

-