Home

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GẪY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN - NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN - Bệnh Cơ Xương Khớp

Gẫy hai xương càng chân là gì ?

Gẫy hai xương càng chân là loại gẫy thường gặp, đường gẫy ở giữa hai bình diện, bình diện trên ở khoảng lcm dưới lồi củ trước xương chầy, bình diện dưới ở khoảng ba khoát ngón tay trên đường khớp cổ chân.

I.       NGUYÊN NHÂN GẪY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN

Hay gặp ở trẻ em, do tai nạn xe cộ.
- Chấn thương trực tiếp đè ép, đường gẫy có thể ở mọi vị trí
- Chấn thương gián tiếp (cẳng chân bị bẻ gấp xuống hoặc xoắn vặn rồi gẫy, đường gẫy thường ở chỗ lồi 1/3 giữa và 1/3 dưới thân xương, chỗ yếu nhất, vì là chỗ xương chầy thay đổi hình thể (2/3 trên hình lăng trụ tam giác, 1/3 dưới hình tròn). Xương mác thường gẫy cùng chỗ hoặc gẫy ở cao hơn, tiếp theo đường gẫy xương chầy (gẫy chếch).

II.      DI LỆCH

Di lệch thường rõ
- Di lệch sang bên, đoạn dưới thường bị các cơ ở phía sau kéo ra sau
- Xoắn vặn: đoạn dưới thường bị các cơ ở mặt ngoài kéo xoắn ra ngoài.

III.    TRIỆU CHỨNG GẪY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN

Chẩn đoán gẫy hai xương cẳng chân rất dễ vì xương chầy to và ở sát ngay dưới da.
- Giảm cơ năng cẳng chân hoàn toàn
- Biến dạng rõ: gấp góc, chi ngắn, bàn chân xoay ra ngoài, đầu xương gẫy sắc nhọn có thể gồ ra ở mặt trong cẳng chân, sát ngay dưới da, có khi đâm thủng da thành một lỗ nhỏ (gẫy hở từ trong đâm ra).
Nếu tới muộn thì sưng toàn bộ, làm cho không thấy rõ các biến dạng kế trên.
- Vết tím bầm ở vùng cơ, mặt sau, ngoài
- Nốt phỏng

IV.    TIẾN TRIỂN GẪY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN

Điều trị tốt, sau khoảng 12 tuần lễ thì xương liền, và sau khoảng 5 tới 6 tháng thì bình phục hoàn toàn.
Tuy nhiên cũng dễ gặp hai biến chứng, nhất là nếu điều trị không đúng phương pháp.
a.       Rối loạn dinh dưỡng: nốt phỏng cũng là một rối loạn dinh dưỡng sớm (giống trong trường hợp gẫy trên lồi cầu xương cánh tay).
Rối loạn muộn thường thấy khi tháo bột hoặc tập đi quá mạnh
Nề ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân khi đi hoặc đứng lâu. Nề xẹp đi khi để chân cao, lúc nghỉ, ngủ. Nề lại khi đứng lâu, tập đi.
Da khô, dày
Mất chất vôi ở xương làm xương xốp, và nhất là đau làm giảm cơ năng ở cổ chân.
b.       Can chậm, khớp giả, can lệch: thường là do bất động kém.

V.      ĐIỀU TRỊ GẪY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN

1.       Phương pháp chỉnh hình
Đa số gẫy hai xương cẳng chân có thể điều trị bằng phương pháp chỉnh hình.
a.       Đối với những trường hợp gẫy không di lệch hoặc ít di lệch: bó bột cố định ngay, từ phần trên đùi tới ngón chân. Sau khi bó bột cần chú ý rạch dọc ngay ở mặt trước để khỏi chèn ép gây hoại thư chi. Khi bột khô thì cho bệnh nhân tập đi. Giữ bột khoảng 10 tuần lễ.
b.       Đối với trường hợp có di lệch: gây tê novocain vào chỗ gẫy rồi nắn. Nên nắn ngay, càng sớm càng tốt, vì chờ đợi cẳng chân dễ bị sưng to. Chỉ cần nắn tốt xương chầy, còn xương mác là xương nhỏ, phụ, có còn di lệch cũng không phải sửa (thực tế ra nếu xương chầy được nắn thẳng thì xương mác cũng thẳng hoặc chỉ còn di lệch không đáng kể). Nếu tới muộn, cẳng chân sưng to, có nốt phỏng hoặc tụ máu, thì không bó bột cố định ngay, mà phải chờ một tuần sau mới nắn và bó bột cố định. Trong những trường hợp như vậy nên xuyên kim Kirschner qua xương gót, băng vô khuẩn cẳng chân rồi kéo liên tục trên nẹp Braun, chờ hết sưng, nốt phỏng xẹp rồi mới nắn và bột cô định.
Nắn gẫy hai xương cẳng chân có di lệch rất khó thực hiện bằng tay và nếu để cẳng chân duỗi, cơ tam đầu cẳng chân kéo căng thì không thể nào nắn được. Do đó, không gì tốt bằng nắn trên khung kéo chỉnh hình kiểu Boehler.
Xuyên kim Kirschner qua xương gót, mắc vào móng ngựa. Để bệnh nhân nằm, háng và cẳng chân gấp 90°, khoeo dựa lên trên khung. Thường dù có lệch nhiều cũng có thể nắn được tốt.
Cố định: sau khi nắn xong, bó bột từ phần trên cẳng chân tới ngón chân, bó ngay trên khung kéo. Sau đó tuỳ theo đường gẫy mà quyết định phương pháp cố định để tránh di lệch.
- Nếu gẫy chéo hoặc xoắn: sau khi bột khô, bỏ cẳng chân khỏi khung kéo nhưng vẫn giữ kim Kirschner ở xương gót để kéo liên tục, sức kéo khoảng 2-2,5kg trong 3 tuần lễ (kéo để tránh di lệch thứ phát chứ không phải để nắn). Sau ba tuần lễ kéo liên tục, đã có can xơ thì rút kim Kirschner và bó bột đùi bàn chân, cho tập đi.
- Nếu gẫy ngang: sau khi bột khô, bỏ cẳng chân khỏi khung kéo và đặt thêm nẹp bột ở phía sau khoeo và đùi, bó thành bột dùi-bàn chân. Sau vài ngày cho bệnh nhân tập đi sớm (như trong trường hợp gẫy không di lệch). Thời gian cố định trong bột khoảng 10 tới 12 tuần lễ.
Trên đây là phương pháp nắn bó cố định gẫy hai xương cẳng chân kinh điển theo Boehler. Từ năm 1974, khoa chấn thương Bệnh viện Việt Đức có áp dụng bó bột ôm gốì theo Sarmiento: bột ôm lấy xương bánh chè và hai bên lồi cầu, phía sau để lộ hẳn khoeo, do đó vẫn gấp duỗi gối được, và cho tập đi ngay, tập gấp duỗi gối nhiều. Nhờ đi sớm, cử động nhiều, nên máu lưu thông tốt, xương chóng liền hơn và nhất là tránh được rối loạn dinh dưỡng.
2.       Phương pháp phẫu thuật
Đa số gẫy hai xương cẳng chân tới sớm có thể điều trị tốt nếu bó bột đạt kết quả. Chỉ với một số ít trường hợp nắn không được, bị di lệch thứ phát hoặc điều trị không đúng phương pháp, can lệch, mới phải mổ kết hợp xương.

aaa

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

-