Home

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRI RAU BONG NON- NGUYÊN NHÂN, CHẨ ĐOÁN - Sản Phụ Khoa

I.       NGUYÊN NHÂN RAU BONG NON

Do bị sang chấn vào vùng tử cung khi có thai nghén hoặc là do một biến chứng của hội chứng nhiễm độc thai nghén (tuy đôi khi không có các triệu chứng phù, protein niệu hay huyết áp cao).

II.      TRIỆU CHỨNG RAU BONG NON

Biểu hiện bằng hiện tượng chảy máu và rau bị bong. Với thể nhẹ, chỉ biểu hiện bằng một cục máu nhỏ sau rau (phát hiện được sau đẻ). Với thể nặng, thường gây chảy máu lan toả vào các bộ phan sinh dục.
1.       Thể ẩn
Khó có dấu hiệu lâm sàng, sau đẻ có cục máu sau rau
2.       Thể nhẹ
Không có dấu hiệu gì về toàn thân, cuộc chuyển dạ vẫn tiến triển bình thường, có thể cơn co hơi cường tính một ít, cổ tử cung mở nhanh, hơn, tim thai vân bình thường, có thể ra ít huyết sau khi đẻ thấy có cục máu tụ sau rau.
3.       Thể trung bình
Có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, có thể đủ cả ba triệu chứng (phù, protein niệu, huyết áp cao) hoặc không đầy đủ. Có khi không có triệu chứng gì về nhiễm độc thai nghén cả mà chỉ có dấu hiệu sốc nhẹ. Tử cung co cứng liên tục, chiều cao tử cung tăng lên rõ rệt theo thời gian, tim thai nhanh (hoặc chậm), ra mau đen loãng ở âm đạo.
4.       Thể nặng
Thường xuất hiện nhanh và nặng ngay, có hoặc không có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén. Có hiện tượng sốc nặng, mạch nhanh, huyết áp hạ, bệnh nhân vật vã, khó thở, cơn co tử cung liên miên, tử cung co cứng như gỗ (có cảm giác như sờ thấy thớ của tử cung). Chiều cao tử cung tăng nhanh, tim thai mất. Thăm âm đạo thấy cơ tử cung cứng, dày, ối căng, máu đen chảy từ tử cung ra, bấm ối thấy nước ối có lẫn máu.

III.    CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

1.       Rau tiền đạo
Ra máu nhiều ở âm đạo, màu đỏ tươi, máu loãng kèm máu cục, bệnh nhân không đau.
2.       Vỡ tử cung
Ra máu ở âm đạo xuất hiện muộn sau một quá trình chuyển dạ kéo dài, mất cơn co, sờ thấy thai dưới da bụng.
3.       Đa ối cấp tính
Tử cung co nhanh, sản phụ khó thở, không sốc, không ra máu ở âm đạo.

IV.    XỬ TRÍ RAU BONG NON

1.       Thể nhẹ
Thường chỉ chẩn đoán được sau đẻ, do đó không cần điều trị gì cả, hoặc cho ergotin 0,2mg X 1 - 2 ống sau kiểm soát tử cung.
2.       Thể trung bình
Thường phải mổ để bảo đảm an toàn cho mẹ (để tránh chuyển thành thể nặng hoặc con chết trong tử cung). Khi mổ nếu không chảy máu nhiều và tổn thương ở cơ tử cung ít, sản phụ đẻ con so, có thể bảo tồn tử cung. Trước khi mổ phải truyền máu tươi. Tuỳ theo thương tổn cụ thể ở tử cung nhiều hay ít mà quyết định giữ tử cưng hoặc cắt bỏ.
3.       Thể nặng
Trước tiên phải chống sốc bằng cách truyền máu tươi để đảm bảo khối lượng tuần hoàn. Dùng dolosal để giảm đau và chống sốc.
- Thở oxy liên tục.
- Truyền máu tươi.
- Tiêm E.A.C từ 4 - 8g tĩnh mạch.
- Transamin 250mg “ 100mg truyền tĩnh mạch.
- Fibrinogen 4g - 8g truyền tĩnh mạch.
- Chống vô niệu: lasix liều cao tĩnh mạch.
Sau đó mổ lấy thai và tuỳ theo thương tổn ở tử cung, tuổi sản phụ, số lần đẻ, tình trạng toàn thân của sản phụ mà quyết định giữ hay cắt bỏ tử cung bán phân.

aaa

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

-