• Độ đen của phim đúng đắn cho phép vừa thấy
các vân phổi ở 1 cm tính từ ngoại vi, vừa thấy
các mạch máu ở đằng sau bóng tim (đồng thời
cũng thấy lờ mờ hình cột sống sau bóng tim).
• Phim được chụp ở tư thế thẳng: Các đầu trong
của xương đòn phải đối xứng qua gai sau của
cột sống lưng.
• Phim được chụp lúc hít vào: Vòm của hòanh
bên phải ngang với đầu trước xương sườn thứ
VI.
• Phim có chụp ở tư thế đứng (thấy hình túi hơi
dạ dày) và tia đi từ sau ra trước (xương bả vai
được tách ra ngòai trường phổi).
• Xương và phần mềm ngòai phổi, phân tích cột
sống xương sườn, xương bả vai, xương đòn,
phần mềm ngòai phổi cần được đánh giá về độ
dày và bờ của nó.
• Trung thất: Theo dõi những đường trung thất,
đánh giá bóng tim, vị trí rốn phổi, xác định khí
quản và phế quản gốc, tìm quai của tĩnh mạch
đơn.
• Quan sát dọc theo màng phổi thành, màng
phổi hòanh và màng phổi trung thất, tim, các
rãnh liên thuỳ.
• Phân tích nhu mô phổi sau cùng, tuần tự từ
đỉnh phổi xuống đáy phổi, so sánh phổi phải
với phổi trái, nghiên cứu mạch của phổi từ rốn
phổi ra ngoại vi.
X quang
• Nếu phim được chụp ở lúc thở ra, độ sáng
của hai phế trường nói chung giảm đi,
bóng tim có vẻ to ra.
• Nếu phim không được chụp thật trực diện,
độ sáng của phổi hai bên sẽ không bằng
nhau
• Mờ do di động hiếm thấy trên máy cho
phép chụp với thời gian ngắn.
• Mờ một nửa phim là do để lệch dưới
chống tán xạ. Một nửa lồng ngực sẽ bị mờ
giống như phim chụp non tia.
• Nếu hai tổn thương nằm sát nhau
- Nếu trên cùng một mặt phẳng → xóa bờ tại
vị trí tiếp súc.
- Nếu nằm trên hai mặt phẳng khác nhau →
nhìn thấy bờ tại nơi tiếp súc.
• Nếu còn quan sát thấy bờ tiếp giáp của
khối u trên xương đòn: khối u đỉnh phổi
hoặc trung thất sau.
• Khi không quan sát thấy bờ tiếp giáp
của khối ở trên xương đòn: khối u trung
thất trước.
• Đây thực chất vẫn là dấu hiệu bóng mờ.
• Khi mạng lưới động mạch ngoại vi hội tụ về
phía hình mờ và mất đi ranh giới của chúng ở
phía bờ ngòai của hình mờ hoặc ở khoảng
cách dưới 1 cm từ bờ ngòai của hình mờ thì nó
có nguồn gốc động mạch phổi.
• Nếu hệ thống mạch vẫn còn nhìn thấy được ở
phía trong bờ ngòai của hình mờ có nghĩa là
khối u ở vị trí rốn phổi.
• Dấu hiệu này cho phép phân biệt giữa tổn
thương là mạch máu phổi với các tổn thương
khác ở rốn phổi: hạch, u rốn phổi, u trung thất.
• Để xác định rõ, thường cần chụp cắt lớp vi tính
ngực có tiêm thuốc cản quang.
• Khi khối u trung thất, cạnh cột sống có bờ
ngòai đi chếch ra ngòai và cắt ngang cơ
hòanh (không thấy bờ khối u ở dưới cơ
hòanh) thì có nghĩa là nó vừa nằm ở lồng
ngực vừa nằm trong ổ bụng. Bờ ngòai của
khối ở phần bụng không quan sát thấy vì
tiếp xúc với các cấu trúc phần mềm có
cùng mật độ cản quang trong khi ở phần
ngực.
• Nếu vẫn nhìn thấy bờ ngòai của khối khi
xuống dưới vòm hòanh (dần tiến sát vào
cột sống) thì đó là khối chỉ ở trong lồng
ngực.
• Khi có một khối trong trung thất giữa lệch rõ sang phải hay trái, không đè đẩy mà gây co kéo thực quản về phía u thì đó có thể là một khối phát triển ở thành thực quản (u lành, thực quản đôi…)
• Trường hợp xẹp phổi do khối u gây tắc phế quản có thể thấy trên phim chụp thông thường hay trên chụp cắt lớp vi tính dấu hiệu chữ S đảo ngược: phần lồi ra của chữ S ngược chính là vị trí khối u, phần tiếp theo lõm vào chính là phần nhu mô phổi bị xẹp do khối u gây tắc phế quản.
– hơi và hình mạch máu
• Khi các phế nang bị lấp đầy bởi dịch hoặc tổ chức vây
quanh phế quản chứa không khí, trong vùng đậm của
nhu mô phổi trên phim có thể thấy hình phế quản chứa
khí biểu hiện bằng đường sáng nằm giữa bóng mờ của
hội chứng phế nang.
• Khi mạng lưới phế quản trong đám mờ của nhu mô phổi
bị lấp đầy bởi dịch tiết người ta gọi đó là dấu hiệu hình
phế quản dịch. Hình này chỉ có thể quan sát thấy bằng
chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, hệ thống
phế quản chứa dịch này có tỷ trọng dịch, không đổi trước
và sau khi tiêm thuốc cản quang trong khi nhu mô phổi
xung quanh (hay gặp trong xẹp phổi) tăng đậm tỷ trọng
sau khi tiêm.
• Dấu hiệu hình mạch máu biểu hiện bằng hình của hệ
thống mạch máu hiện rõ trong một hình mờ ở phổi. Dấu
hiệu này chỉ quan sát thấy trên chụp CLVT có tiêm thuốc
cản quang hoặc cộng hưởng từ.
• Thông thường vòm hòanh bị gián đoạn khi đến vùng bóng mờ của tim. Nếu còn nhìn thấy vòm hòanh liên tục thì đó là hình ảnh tràn khí trung thất.
• là hình ảnh viền khí phía trên tổn thương dạng hang. Hình ảnh này thường gặp trong các trường hợp tắc mạch nhiễm khuẩn, u nấm.
• Hình ảnh bờ dưới của tổn thương dạng đông đặc lõm xuống. Đây là hình ảnh của viêm phổi hoại tử gặp trong viêm phổi do K. pneumoniae.
• là tập hợp các dấu hiệu Xquang của tổn thương ở khoang chứa khí tận cùng của tiểu thuỳ phổi thứ 2; phế nang bị lấp đầy dịch hoặc tế bào hoặc các chất vô hình, biểu hiện trên phim Xquang bằng bóng mờ phế nang.
• Viêm phổi, viêm phổi sau tắc nghẽn (do
lao, ung thư), hội chứng trụy hô hấp cấp
tính.
• Lao phổi.
• Xẹp phổi thụ động do tràn khí, tràn dịch
màng phổi.
• Viêm phổi tăng cảm.
• Nhồi máu phổi, phù phổi huyết động (hình
ảnh cánh bướm).
• Ung thư tiểu phế quản phế nang: thâm
nhiễm phổi mạn tính cộng với dấu hiệu
phế quản hơi.
• Phân bố có hệ thống theo thùy hoặc phân thùy
phổi.
• Có dấu hiệu phế quản hơi.
• Thể tích phổi bình thường.
• Có thể gặp hình ảnh cánh bướm (trong phù phổi
phế nang cấp tính), hoặc hình ảnh mờ toàn bộ
phổi trong hội chứng suy hô phấp cấp tính tiến
triển.
• Dấu hiệu Xquang của hội chứng phế nang còn có
thể là nốt phế nang hình dạng tròn hoặc trái xoan
giới hạn chung quanh lờ mờ, đường kính ≥ 6mm
thường gặp trong các trường hợp viêm phổi không
điển hình, viêm phổi ở người già.
• Trong viêm phổi do Klebsiella pneumoniae, thì
rãnh liên thùy giữa bị võng xuống dưới (bulging).
• Gồm các dấu hiệu Xquang của tổn thương ở khu vực mô kẽ của phổi: ngoại vi, trục xung quanh phế quản, mạch máu và thành phế nang. Tổn thương mô kẽ nhìn được trên Xquang phổi là do tình trạng phù nề khoảng kẽ do thấm dịch (phù phổi kẽ), ứ máu tĩnh mạch (tăng áp tĩnh mạch phổi), ứ trệ bạch huyết (phù phổi kẽ, viêm bạch mạch ung thư), phát triển tổ chức bệnh lý (u hạt, sơ phổi mô kẽ).
• Viêm bạch mạch ung thư, xơ phổi mô
kẽ vô căn, bệnh bụi phổi silic, bệnh
sacoidosis thế phổi, viêm phổi tăng
cảm, viêm phổi virut, viêm phổi do
pneumocystis Carinii, các u hạt phổi;
lao kê.
• Phù phổi mô kẽ trong hẹp van 2 lá khít.
• Hiện tượng dày vách liên tiểu thuỳ tạo thành
các đường Kerley
– Đường Kerley B (B = Base: đáy) hay gặp nhất, là
những đường mờ nằm ngang dày từ 1 tới 2mm, dài
1cm, thường tiếp nối với màng phổi có vị trí ở
vùng đáy phổi và góc sườn hoành.
– Đường Kerley A (A = Apex: đỉnh) hiếm hơn, hình
cong, bề dày cũng như vậy, chiều dày từ 3 tới
5cm, có vị trí ở vùng giữa và vùng đỉnh phổi.
– Đường Kerley C (C= Coisé: bắt chéo) trông thấy
trên phim chụp nghiêng được tạo nên do chồng
lên nhau của đường a và B.
– Đường Kerley D, hiếm hơn, dày hơn (dày từ 3 –
4mm, dài từ 4 – 6cm) có vị trí ở phần trước của
phổi nhìn thấy trên phim chụp nghiêng.
• Dầy trục xung quanh phế quản mạch
máu
– Hiện tượng dày vỏ bao dẫn tới hình mờ các
mạch máu, làm bờ viền của chúng kém rõ.
– Thành phế quản bình thường không nhìn
thấy. Khi quan sát được thành phế quản
giữa một vùng nhu mô phổi chưa khí thì có
nghĩa là tổ chức liên kết bao quanh phế
nang dày lên.
– Hình ảnh này gặp trong viêm phổi không
điển hình, viêm phổi do virut hoặc ở phổi
tim.
• Tổn thương trong tiểu thùy và hình ảnh hỗn
hợp
– Đường Kerley C (croisée: chéo nhau) còn gọi
đường lưới, là hình ảnh hỗn hợp phản ánh tổn
thương ở vách liên tiểu thùy cũng như vách phế
nang.
– Hình ảnh lưới nốt nhỏ có thể cục bộ hoặc rải rác
lan tỏa (các nốt dưới 3mm đường kính ) thường
gặp trong viêm phổi mô kẽ, xơ phổi mô kẽ v.v
– Hình ảnh kính mờ: ở giai đoạn đầu của tổn thương
mô kẽ nhìn rõ trên phim chụp cắt lớp vi tính, cục
bộ hoặc lan tỏa, không có hệ thống.
– Hình ảnh tổ ong là các ổ phá huỷ nhỏ ở cạnh nhau
đường kính từ 3-10mm kích thước đều, rải ra đến
tận màng phổi.
• Hình nhiều nốt mờ tròn cục bộ hoặc lan tỏa trên phim chụp X quang phổi thì gọi là hội chứng nốt.
• Tổn thương nốt giới hạn lờ mờ không rõ
(đơn độc hoặc nhiều nốt): viêm phổi, lao
phổi, bệnh nấm phổi (Aspergillus), ung
thư tiểu phế quản phế nang, bệnh bụi
phổi.
• Nốt nhiều không phải là hạt kê, bờ rõ ràng
đường kính ≥ 6mm: lao, di căn phổi.
• Hạt kê phổi lan tỏa (đường kính < 6mm):
lao kê, ung thư hạt kê, bệnh bụi phổi, bệnh
sacoidosis, bệnh xơ phổi mô kẽ vô căn.
• Hình ảnh hạt kê nốt nhỏ: là các nốt mờ
tròn đường kính từ 1-3mm, kích thước đều
nhau, bờ tương đối rõ.
• Hình ảnh hạt kê nốt lớn: đường kính từ 3 ≥
6mm.
• Hình ảnh nốt nhiều, bờ rõ 6mm
• Nốt đơn độc hoặc nhiều chỗ, bờ chung
quanh không rõ ràng.
• Các hình ảnh nốt có thể giống hình ảnh
hoa giấy tròn, hình ảnh thả bóng trong di
căn ung thư hoặc hình ảnh bào tuyết
trong lao hạt kê nốt nhỏ.
• Khi các nốt chiếm ưu thế ở đáy phổi thì lan tràn
bằng đường máu (nhiễm khuẩn hoặc ung thư)
vì phân bố mạch ở thùy dưới nhiều hơn các
vùng khác.
• Khi các nốt chiếm ưu thế ở vùng trường phổi
giữa: gặp trong bệnh hệ thống.
• Các nốt phân bố không đều chiếm ưu thế ở
một vùng phổi (thuỳ hoặc phân thùy) thì gợi ý
đến lan tràn đường phế quản (lao phổi có hang
như lao xơ hang).
• Các nốt to nhỏ không đều nhau khu trú ở đỉnh
và dưới xương đòn: gặp trong lao nốt.
• Nốt to đường kính tới 3cm: nghĩ đến u phổi
lành tính hoặc ác tính hoặc u lao.
nhiều nốt di căn khắp hai bên
nhiều nốt nhỏ rải rác khắp
hai bên – lao kê
• Thành phế quản dầy do dầy mô kẽ ở chung
quanh phế quản (phù, ứ dịch) lúc này nhìn
thấy hình ảnh đường ray (đường ray).
• Xung quanh phế quản là hình nhu mô phổi
đông đặc: có dấu hiệu phế quản hơi (tính từ
phế quản cấp 3 trở đi).
• Khi trong lòng phế quản có dịch nhầy, dịch
mủ: đường mờ dải ruy - băng.
• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, (hình
ảnh phổi bẩn).
• GiQn phế quản.
• Ung thư phế quản.
• Lao nội phế quản.
• Viêm mủ phế quản.
• Các dấu hiệu trực tiếp:
– Hình ảnh đường ray.
– Hình ống, cổ tay áo.
– Hình nhẫn. Hình ảnh chùm nho (giãn phế
quản thể túi).
– Hình ảnh cái truỳ (túi giãn phế quản).
– Hình ngón tay đi găng.
– Hình ảnh chữ V hoặc chữ Y ở chỗ phân chia
phế quản do dịch nhầy quánh đóng khuôn
trong lòng phế quản tạo nên.
– Thấy hình phế quản đi sát vào màng phổi,
trung thất.
• Các dấu hiệu gián tiếp:
– Hình ảnh khí cạm: thùy phổi dưới chỗ chít hẹp
tăng thể tích, tăng độ sáng do tuần hoàn giảm
vì phế nang căng giãn; rãnh liên thùy vồng lên
về phía nhu mô phổi bình thường; trung thất
bị đẩy về bên phổi lành; khe gian sườn giãn
rộng và giãn một 1/2 lồng ngực ở bên phổi
dưới chỗ chít hẹp.
– Xẹp phổi: thể tích thùy phổi bị xẹp co nhỏ lại;
mạch máu ở vùng xẹp xít lại gần nhau. rãnh
liên thùy di chuyển về phía xẹp phổi, rốn phổi
di chuyển theo chiều thẳng đứng, vòm hoành
bị kéo lên cao, khi thở vào trung thất lệch về
bên xẹp phổi, khe gian sườn xẹp lại ở vùng
xẹp phổi, nửa lồng ngực bên xẹp p hổi nhỏ lại,
giãn phổi bù ở phổi lành
• Giảm phân bố mạch:
– Trên phim Xquang chuẩn là hình ảnh giảm
khẩu kính động mạch và tĩnh mạch phổi,
đôi khi thường kèm theo giảm số lượng
mạch máu. giảm phân bố mạch thường
kèm theo tăng độ sáng ở vùng phổi đó
nhìn rõ trên phim chụp điện thế thấp. Chụp
khi cố sức thở ra có thể phân biệt được
giảm phân bố mạch kèm theo hoặc không
có khí cạm ở vùng giảm dòng máy.
• Tăng phân bố mạch phổi:
– Phân bố mạch phổi tăng lên do tăng lưu lượng
động mạch phổi hoặc tăng áp tĩnh mạch phổi.
Tăng lưu lượng động mạch (phân bố mạch tăng
chủ động) biểu hiện bằng tăng khẩu kính tất cả
các động mạch và tĩnh mạch trung tâm cũng như
ngoại vi; lúc này hình ảnh mạch máu có thể nhìn
thấy ở dưới màng phổi ít nhất cách màng phổi
15mm và các mạch máu ở thùy trên được phân bố
lại theo tỷ lệ 1/1 hoặc 2/1. Các nguyên nhân của
tăng lưu lượng khắp 2 phổi là sốt cao, cường giáp,
Shunt trái - phải ở trong tim (tồn tại ống động
mạch, thông liên thất) và dò động tĩnh mạch (Sunt
trái phải ngòai tim). Tăng áp lực tĩnh mạch phổi
(phân bố mạch tăng thụ động) biểu hiện bằng
tăng phân bố mạch ở vùng đỉnh phổi.
Các dấu hiệu Xquang của cao áp động mạch phổi:
• Hai rốn phổi rộng và to đậm giống bộ
râu mép của người hiến binh.
• Mạch máu phổi ở ngoại vi thưa thớt
mảnh dẻ.
• Đường kính động mạch phổi thùy dưới
phải > 16mm (bình thường đường kính
ngang < 16mm gọi là chỉ số Johnson
Wood).
• Hang ung thư: (ung thư trung tâm , u lớn,
ung thư biểu mô dạng biểu bì) bờ trong lồi
lõm gồ ghề, thành dầy, bờ ngòai có tua,
gai, múi, khe nứt, ít khi có mực nước
ngang.
• áp xe phổi: kích thước có thể ≥ 6cm, bờ
trong đều, trong lòng có mực nước ngang
lên cao, xung quanh có đông đặc phổi.
• Hang lao: kích thước ít khi > 6cm, ít có
mực nước ngang, thành hang có thể dầy
hoặc mỏng, bờ ngòai đều tròn hoặc méo,
bờ trong đều, chung quanh thường có
thâm nhiễm, nốt lao hoặc tổn thương xơ
hóa.
• Nốt có hang rải rác: gặp trong các ổ nghẽn tắc
động mạch phổi nhiễm khuẩn, di căn phổi hoại
tử, bệnh u hạt Wegener.
• Kén khí phổi, kén phế quản: diềm mỏng, đều,
chung quanh là phổi bình thường, trong lòng
không có mực nước ngang, và mực nước
ngang chỉ xuất hiện khi có bội nhiễm.
• Hang trong bệnh nấm phổi (blastomyces,
Aspergillus): có một hoặc nhiều hang kích
thước không lớn.
• U nấm do Aspergillus: hình ảnh cái nhạc
(image en grelot) hoặc hình ảnh liềm hơi (air -
crescent sign) hoặc hình mũi mác, đặc điểm là
u di động trong lòng hang khi thay đổi tư thế.
• Độ dày của thành hang: từ 1mm đến vài cm;
kén khí thường bờ đều mỏng < 1-2mm.
• Thành hang không dầy quá 4mm thì đại đa số
là lành tính. Nếu thành hang dầy từ 5mm đến
15mm thì 51% lành tính, 49% ác tính, khi thành
hang dầy trên 15mm thì đại đa số là ác tính
(hang ung thư).
• Bên trong lòng hang:
– Có thể chỉ là khí hoặc có mực nước ngang hoặc
có nụ u, mảnh mục nát, máu cục, chung quanh là
khí.
– Liềm hơi ở trên gặp trong kén nang sán bị giập vỡ,
u nấm Aspergillus. Nếu liềm hơi ở bên cạnh hoặc
ở dưới của hang thì gặp trong hoại thư phổi, bệnh
nấm Aspergillus thể xâm nhập.
• Hình ảnh tổ ong: các hang nhỏ nối liền nhau
đường kính 3-10mm, kích thước đều nhau rải ra
tới màng phổi. Hình ảnh nàygặp ở giai đoạn
cuối của bệnh bụi phổi, bệnh Sacôiđôzơ, bệnh
xơ phổi mô kẽ vô căn, bệnh mô bào huyết X.
• Hình ảnh đa kén phổi: gặp trong các ổ áp xe
rải rác do nghẽn mạch hữu khuẩn, tổn thương
lao phá huỷ, túi khí sau nhiễm khuẩn phổi (tụ
cầu vàng), di căn phổi, bóng khí, giQn phế
quản thể kén.
• Hình ảnh đa hang phổi thành dầy: áp xe phổi ở
nhiều chỗ, lao phổi, di căn phổi do ung thư.
• Chụp cắt lớp để phát hiện hang bị tim trái, rỗn
phổi, mái sau của vòm hòanh hoặc dầy dính
màng phổi rộng che lấp.
• Do lao: tràn dịch xuất tiết, dịch màu
vàng chanh.
• Do tim: tràn dịch thấm trong suy tim
trái
• Do ung thư: tràn dịch huyết thanh máu
hoặc máu di căn ung thư.
• U trung biểu mô màng phổi, dầy dính
màng phổi, mủ màng phổi đều thuộc
vào hội chứng màng phổi.
• Tràn dịch ít ở đáy phổi: hình tù góc sườn
hòanh, có thể chụp ở tư thế nằm nghiêng
có thể thấy hình dịch màng phổi láng
thành lớp mỏng ở vùng thấp.
• Tràn dịch tự do khoang màng phổi mức độ
vừa: có đường cong Damoiseau nhìn thấy
ở phim thẳng và phim nghiêng.
• Tràn dịch màng phổi nhiều: hình mờ tòan
bộ một bên phổi.
• Tràn dịch màng phổi có thể: cục bộ, đóng
ngăn, khu trú ở rãnh liên thùy nhỏ, hoặc
lớn, hoặc ở trung thất dưới.
hình mức nước hơi trong ln
hay khoang màng phổi:
• Đường kính mực nước ngang trên phim
thẳng và phim nghiêng bằng nhau: áp
xe phổi.
• Đường kính mực nước ngang ở phim
nghiêng dài hơn mực nước ngang trên
phim thẳng: là hình khí nước ở màng
phổi chẳng hạn túi mủ màng phổi.
• Bên phải: vòm hoành lên cao > 2,5 cm
so với bên trái; chụp nghiêng người
sang phẩi thấy dịch dải ra ở phía trên
góc sườn hoành.
• Bên trái: khoảng cách giữa túi hơi dạ
dày và nhu mô phổi > 2,5cm. Bình
thường dưới 1cm - 1,5 cm.
2.8. Hội chứng thành ngực (ngoài màng phổi)
• Thành ngực tăng bề dày cục bộ: có một
đường dọc sáng là dấu hiệu đặc trưng
của tổn thương lá thành ngoài màng
phổi.
• Hoặc bề dày thành ngực giảm.
• Có vôi hóa ở thành ngực (hạch vôi hóa,
máu tụ vôi hóa, bệnh giun xoắn).
• Bóng mờ có giới hạn rõ ràng, bờ rõ nét
• ở ngoại vi dính liền với thành ngực tạo
nên góc tiếp xúc ngoài tụ.
• Bờ trong vồng vào nhu mô phổi
• Kèm theo hình ảnh phá hủy xương
sườn.
• Vôi hóa có thể ở thành ngực: hạch vôi hóa
ở vùng nách hoặc vôi hóa do ký sinh
trùng.
• Vôi hóa ở màng phổi: di chứng tràn dịch
màng phổi do lao, mủ màng phổi.
• Vôi hóa ở van tim hoặc màng ngòai tim.
• Vôi hóa ở hạch: hình cung, hình vỏ trứng.
• Vôi hóa ở vòng sụn khí quản và ở phế
quản lớn: thường gặp ở người giB nữ, có
thể là bệnh khí quản tạo hình xương.
• Vôi hóa ở phổi: lao, bệnh nấm phổi, nốt
vôi hóa ở bệnh sán máng, sán lá phổi.
• Một bên vòm hòanh hạ thấp: tràn khí
màng phổi rộng
• Cả hai vòm hòanh hạ thâp: khí phế
thũng đa tiểu thùy
• Bón mờ trên vòm hòanh
– Thoát vị Bockdaleck (ở sau).
– Thoát vị : Larrey (ở trước).
• Góc sườn hòanh tù: dày dính màng
phổi
• Vòm hòanh lên cao cả hai bên
– Gan, lách to.
– Cổ chướng.
– U hoặc kén ổ bụng.
– Chửa.
– Béo phệ.
• Vòm hòanh lên cao một bên
– Xẹp phổi.
– Nghẽn tắc động mạch phổi.
– Gẫy xương sườn.
– Vô căn, bẩm sinh (vòm hòanh phải).
– Căng giQn đại tràng, dạ dày.
– Liệt thần kinh.
– Tràn dịch màng phổi, thể vòm hòanh.
– Giập vỡ gan hoặc lách.
– Vẹo cột sống.
– U dưới vòm hòanh.
-