Dàn ý
1. Phân tích giọng vui đùa, hóm hỉnh, thoải mái Tức cảnh Pác Bó của Nguyễn Ái Quốc để cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ.
2. Phân tích hai dòng đầu để cho thấy thú lâm tuyền của tác giả.
3. Phân tích giá trị cách ngắt nhịp, cách đối ở dòng thơ đầu:
Sáng ra bờ suối / tối vào hang
Lưu ý sáng và tối: ra và vào: bờ suối và hang.
4. Em hiểu hai tiếng sẵn sàng ở dòng thứ hai như thế nào?
5. Liên hệ với những dòng thơ sau của Tố Hữu để thấy hai câu thơ đầu thoải mái ung dung, toát lên một niềm vui thật sự không hề gượng gạo:
Nơi Bác ở sàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng hót bên nhà
Đêm khuya một ngọn đèn khêu nhỏ
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
6. So sánh thú lâm tuyền của Bác với những tác giả quá khứ.
* Trúc biếc nước trong ta sẵn có
Phong lưu rất mực dễ ai bì
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
*
Nửa đời vùi mãi trong lầm đục
Muôn chùng chín vạc để làm gì?
Nước lã cơm rau hay tri túc.
(Nguyễn Trãi)
7. Phân tích hai dòng sau của bài thơ để thấy niềm vui to lớn của người chiến sĩ yêu nước coi lí tưởng cứu nước cứu dân đã thành lẽ sống đời mình.
8. Tinh thần lạc quan, tư thế chiến thắng, giọng điệu sang đã thấm sâu vào mọi câu chữ của bài thơ.
Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay