Home

Kể lại một chuyến về quê thăm ông, bà hoặc bà con, họ hàng. - Văn Kể Chuyện - Lớp 6

DÀN BÀI 1

a. Mở bài

- Cả nhà tôi được mời dự đám cưới của người bà con dưới quê. 

-    Quê ngoại cách Hà Nội hai mươi cây số, tất cả mọi người đều dậy rất sớm, vô cùng háo hức, phấn khởi.

 

b.    Thân bài

-    Trên đường về quê

+ Đúng 8 giờ sáng, mọi người lên ô tô. Tâm trạng tôi hồi hộp.

+ Trên xe, lũ trẻ con tò mò hỏi bà và mẹ về quê.

+ Không khí trên xe vô cùng vui vẻ, náo nhiệt.

+ Tôi dưa mắt nhìn ra cửa sổ: xe cộ qua lại vùn vụt, thỉnh thoảng nhìn thấy con trâu, con bò, các em tôi lại reo lên, càng đến gần quê càng thấy nhiều trâu bò, nhiều gà vịt và các thửa ruộng nối tiếp nhau.

-    Thăm hỏi họ hàng quê ngoại

+ Sau khi xuống xe, cùng mọi người đi hỏi thăm họ hàng.

+ Đến nhà ai cũng được vui vẻ đón tiếp, không khí vô cùng đầm ấm.

+ Một số em nhỏ thậm chí cả anh chị lớn phải gọi tôi bằng cô, bằng dì. Tôi xấu hổ, ngượng ngùng.

+ Trong lúc người lớn nói chuyện, tôi cùng mấy đứa trẻ chạy ra ngoài bờ ruộng chơi; vô cùng vui vẻ, sảng khoái.

-    Dự đám cưới

+ Khoảng 12 giờ trưa, cả nhà tụ họp ở sân nhà bác để ăn cỗ cưới, cỗ cưới không sang trọng như trên thành phố: cô dâu, chú rể ăn mặc rất giản dị nhưng trông thật hạnh phúc.

+ Mọi người quan tâm đến nhau như một đại gia đình, cùng chúc tụng cô dâu, chú rể.

+ Tâm trạng vô cùng thích thú, cảm thấy yêu quê và những con người ở quê vô cùng.

-    Trở về thành phố

+ Đến chiều, chúng tôi phải về Hà Nội, các em tôi vẫn muốn chơi với các bạn ở quê, không muôn về, còn nằng nặc đòi đem gà vịt về nuôi.

+ Tôi rất quyến luyến nơi này, muốn ở đây lâu hơn.

c.    Kết bài

-    Về đến Hà Nội mà quần áo vẫn phảng phất hương quê, hoa cỏ may dính đầy.

-    Càng yêu quê hơn, hiểu được vẻ đẹp của quê. Hẹn lại một dịp khác sẽ về thăm quê.

 

DÀN BÀI 2

a.    Mở bài

-    Nghỉ hè bố cho tôi về thăm ông bà ở quê.

-    Sáng chủ nhật cả nhà tôi bận rộn chuẩn bị quà bánh, quần áo, bố thuê riêng một chuyến ô tô cho cả nhà cùng đi. Tôi rất háo hức, chỉ sợ chuyến đi bị lỡ.

b.    Thân bài

-    Trên đường về quê

+ Quê cách Hà Nội hai lăm cây số, thường gọi làng Tía, xe đi trên đường quốc lộ về phía Nam.

+ Khoảng nửa giờ xe chạy trên đường quốc lộ, giữa những thị trấn tấp nập, đủ các cửa hàng như phố phường Hà Nội, những cánh đồng, nhà máy, doanh trại quân đội,... Trên đường, xe chạy tấp nập: xe đạp kềnh càng quang sọt, xe máy, ô tô... Càng xa thành phố, đồng ruộng càng nhiều.

-    Về đến quê

+ Qua cây đa cổ thụ đầu làng, bố vui hẳn lên. Chắc thuở bé, bố có nhiều kỉ niệm gắn với cây đa này.

+ Đường làng sạch, lát gạch, nhà cửa san sát: có cái ngay mặt ngõ, có cái rào bao quanh, có cái đi qua cái sân rộng mới vào nhà,... cũng có nhà gác đẹp như ở phố nhưng có vườn bao quanh.

+ Con đường dẫn vào nhà ông bà nằm giữa hai mảnh vườn trồng táo, cây táo thấp, quả xanh sai trĩu trịt, ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng, xum xê cây trái.

+ Bà và các cô, các chú ra đón; bà già và có vẻ chậm chạp hơn hồi ra nhà tôi chơi.

+ Nhìn vào bể nước mưa thấy bóng mình, cây cau, bầu trời xanh.

+ Ra vườn: trèo lên cây ổi sai quả, cắn một quả giòn, ngọt.

-    Những trò vui không có ở thành phố

+ Đi chăn trâu: thả cho trâu ăn cỏ, ngồi dưới gốc cây kể chuyện, cùng nhảy xuống đầm tắm, cưỡi trâu với lũ trẻ trong xóm.

+ Đi gặt với cô bác: cánh đồng lúa chín vàng, bông lúa trĩu hạt,... được dạy cầm liềm cắt lúa, bó lúa, xếp lúa lên xe rồi đẩy về. Hiểu nỗi vất vả của mọi người.

+ Đêm trăng cùng lũ trẻ nô đùa: chơi rồng rắn lên mây, đuổi bắt trong khi bà và các cô bác ngồi ở hiên nhà uống nước, ăn khoai, nói cười vui vẻ.

+ Đi chợ: cảnh chợ quê lều lán lúp xúp, bán đủ thứ, quần áo mới, cũ treo la liệt bánh kẹo, hoa quả rất tươi ngon, không thiếu thứ gì như lê, táo, nho, quýt, dưa hấu, kẹo thạch, kẹo mứt,... đặc biệt có hàng kẹo kéo, kẹo bột, bánh khoai, con phồng phềnh xanh đỏ. Cuối chợ bán gà, lợn, chó, mèo, tiếng kêu ầm ĩ,...

c. Kết bài

-    Một tuần ở quê trôi qua rất nhanh, còn luyến tiếc muốn chơi lâu hơn.

-    Da đen nhưng người săn chắc, khoẻ khoắn hơn.

-    Hiểu vì sao bố hay kể về quê.

-    Biết thêm nhiều điều, nhiều bạn, yêu quê hơn.

 

BÀI LÀM

Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở về quê hương nơi tổ tiên, ông cha tôi sinh ra và gắn bó. Tôi hồi hộp và bâng khuâng vì từ khi lớn lên, đây là dịp đầu tiên tôi được về quê. Tỉnh dậy từ sớm, trước cả nhà, tôi cố gắng hình dung về quê mình nhưng hình ảnh nào cũng giống những bức ảnh, cuộn phim nào đó đã lưu trong trí nhớ của tôi. Tôi đành chịu và sốt sắng đợi về đến nơi sẽ biết.

Rồi cũng đến lúc ô tô lăn bánh, nhanh chóng bỏ lại sau nó sự ồn ào náo nhiệt, chật chội và chen chúc của thành phố. Nhà thưa dần, không khí thoáng đãng và yên tĩnh hơn. Theo con đường quốc lộ lớn, chúng tôi xa dần thành phố. Cảnh vật, làng xóm, ruộng đồng cứ lướt qua rất nhanh bên cửa xe, hương lúa thoảng đưa lại ngọt ngào, thơm mát. Tôi mê mải nhìn với niềm yêu thích của đứa trẻ bấy lầu bị nhốt trong nhà, trong bao thứ phải học miên man như vi tính, âm nhạc, hội họa, võ thuật và các môn học khác. Tôi bất ngờ khi thấy cuộc sống nơi thôn quê tươi xanh và êm ả đến nhường này.

Xuống xe, cảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là cây cổ thụ và giếng nước rất to xây gạch bao quanh. Tuy nhìn thấy lần đầu, nhưng hình ảnh giếng nước gốc đa không hề xa lạ với tôi vì nó đã đi vào tiềm thức của tôi qua câu chuyện của những người thân trong gia đình. Nó là dấu hiệu đầu tiên của làng quê tôi và của nhiều làng quê khác trên đất Việt Nam này. Cây đa làng tôi to quá, cành lá xum xuê, che mát cả một vùng rộng. Dưới gốc đa có mấy cụ già bày chõng tre bán hàng vặt. Tôi nhìn thấy một ấm nước, vài chiếc cốc thủy tinh, mấy quả chuối, vài hộp kẹo và một túi bánh đa nướng phồng to. Bố tôi vẫn kể cho tôi nghe về các thức quà quê này. Bố còn bảo, gốc đa là nơi mọi người đợi chờ nhau ra đồng sản xuất, trẻ em thì nô đùa vui vẻ. Phía sau cây đa là làng quê tôi. Thoạt tiên tôi chưa nhìn thấy gì chỉ thấy tre xanh bao bọc. Những cây vươn cao, lắc lư trong gió, lá xào xạc như đón chào những đứa con xa quê. Chợt tôi thấy một đàn gà con theo mẹ kiếm mồi dưới gốc tre. Gà mẹ “Cục! Cục!” lắc lư đi trước, lũ con tròn trĩnh, xinh xắn, vàng ươm chạy theo, luôn kêu “Chiếp! Chiếp!”. Mấy em tôi reo lên thích thú. Con đường dẫn vào làng mát rượi bóng tre. Hai bên đường những chiếc ao làng nhỏ bé rải rác khắp nơi. Tôi luôn có cảm giác vừa mới lạ lại vừa thân quen trước cảnh vật nơi đây. Lạ vì lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng quen vì đã nghe bố mẹ kể chuyện nhiều lần.

Vào đến nhà, ông bà và các cô bác, anh chị em dã đợi sẵn, tôi ù cả tai trước những lời chào hỏi. Ai cũng thân mật hỏi thăm, xoa đầu, đùa vui. Không thể kể ra hết được niềm vui sướng của tôi. Tôi tự trách mình cứ cắm đầu vào học mà quên đi rằng ở cái làng nhỏ bé, xa xôi này tôi có bao người thân ruột thịt, bao người yêu quý tôi. Ở đó nồng nàng tình yêu thương, bao bọc.

Lũ trẻ trạc tuổi tôi xúm vào lôi kéo tôi đi sang nhà này nhà nọ, miếng sắn được mời mà sao thấy ngon thế. Chúng nhìn tôi ăn và cười vui vẻ. Chúng rủ tôi ra vườn xem rau và cà chua. Màu xanh, màu đỏ tươi ngon, no ấm. Gốc vối bên bờ ao thân bạc thếch, lá to cứng rạp mình trên mặt nước. Tôi đã biết đây chính là “Con ngựa sắt” bố cưỡi ngày nào để phi ra trận đánh giặc. Bố kể bao kỉ niệm về nó, bố thường nói tuổi của nó còn nhiều hơn tuổi ông bà tôi. Tôi chẳng thích uống nước vối, nhưng vẫn thấy yêu cây vối già này nhiều lắm. Nó đâu chỉ là cây, mà còn là kỉ niệm thuở thơ ấu của bố tôi. Và giờ đây với tôi nó chính là quê hương.

Bọn trẻ còn khoe tôi cái bãi thả diều. Đó là một cánh đồng bằng phẳng rộng và cỏ mướt xanh, chiều êm ả bọn trẻ thường thi thả diều với nhau trong hương và gió của đồng quê. Chao ôi, nghe kể mà thấy thích, thấy thèm được như chúng quá. Tôi thầm nhủ, hè tới dứt khoát xin về quê ở với ông bà thật lâu mới được.

Ra đến ven làng, trước mắt là cảnh đồng lúa mênh mông đang trổ đòng. Một biển lúa dạt dào như mở ra trước mắt tôi bao điều kì thú. Âm thanh xào xạc, đều đặn như lời ru của đất. Hương thơm của lúa âm ấm, lan tỏa khắp nơi. Tôi cảm thấy màu sắc, âm thanh của sự sống như được bắt nguồn ở đẩy. Tôi bỗng thấy mọi thứ xung quanh trở nên tươi đẹp quá, mặn mà và ấm áp quá.

Bố mẹ gọi về ra viếng mộ tổ tiên. Những nấm mồ nhỏ, xanh cỏ, mùi hương trầm thoảng tới, ai cũng thấy thiêng liêng. Tôi cố hiểu ra dần những gì yêu quý về quê hương mình. Nhớ lời mẹ dặn, tôi chắp tay cầu cho ông bà tổ tiên được yên bình, phù hộ cho con cháu mọi điều tốt lành. Tôi xin các cụ phù hộ cho tôi học giỏi, chóng lớn. Ngẩng lên, tôi bắt gặp ánh mắt trìu mến của ông bà và cô chú. Hầu như ai cũng vừa lòng.

Khi xa quê hương, tôi càng yêu quý quê hương mình. Lên xe mà lòng lại hẹn ngày về thăm gần nhất. Chưa bao giờ tôi hiểu rõ câu hát quen thuộc như lúc này:

Quê hương mỗi người có một

 Như là chỉ một mẹ thôi 

Quê hương nếu ai không nhớ

 Sẽ không lớn nổi thành người.

 

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục
Có một đêm vắng đi trên con đường, em chợt nghe tiếng thì thầm: Bạn ơi!... Tiếng con đường trò chuyện cùng em. Hãy ghi lại câu chuyện ấy.
Dựa vào cốt truyện sau đây, em hãy viết thành một chuyện kể.
Hãy kể chuyện một chú bảo vệ trường em gắn với câu chuyện đã diễn ra với bản thân em
Một đêm trăng sáng, bà kể chuyện đời xưa cho mọi người nghe. Em hãy kể lại kỉ niệm về cảnh gia đình ấm cúng đó.
Một ngày hè tươi sáng. Một bên là những trò chơi, cuộc vui thú vị của mùa hè mời gọi. Một bên là những bài tập, bài văn, ôn tập tuyển sinh vào lớp Sáu trường chuyên giục giã. Em đã suy nghĩ và chọn lựa như thế nào? Hãy kể lại nội dung sự việc đó.
Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra
Em có một người ban đã làm đươc nhiều việc tốt.Hãy kể lại một trong những sự việc đó.
Một học sinh ít chịu suy nghĩ, thường ỷ lại, dựa dẫm sao chép bài của bạn. Được bạn bè góp ý và giúp đỡ, học sinh đó nhận ra khuyết điểm, quyết tâm sửa chữa. Em hãy dựa vào nội dung tóm tắt trên, phát triển thành một câu chuyện cụ thể, sinh động.
Cho ba nhân vật: cây Phượng non, bác Bàng già và chú Chim sẻ. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện diễn ra giữa chúng.
Kể lại một chuyến về quê thăm ông, bà hoặc bà con, họ hàng.

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Văn Mẫu Lớp 10
Văn Mẫu Lớp 11
Văn Mẫu Lớp 12
Văn Mẫu Lớp 2
Văn Mẫu lớp 3
Văn Mẫu Lớp 4
Văn Mẫu Lớp 5
Văn Mẫu Lớp 6
Văn Mẫu Lớp 7
Văn Mẫu Lớp 8
Văn Mẫu Lớp 9
Văn Mẫu Biểu Cảm
Văn Mẫu Kể Chuyện
Văn Mẫu Miêu Tả
Văn Mẫu Nghị Luận
Văn Mẫu Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Cao Đẳng Đại Học
Văn Mẫu Phân Tích
Văn Mẫu Thuyết Minh
Văn Mẫu Tự Sự - Kể Chuyện