Home

Cảm nhận- suy nghĩ văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của Tô Hoài. - Văn Biểu Cảm - Lớp 6

CẢM NHẬN

-    Bài văn có hai đoạn chính:

+ Đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - mội chàng dế thanh niên cường tráng. Với bút pháp miêu tả tài tình, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một chú dế mèn rất cụ thể, sống động và hấp dẫn. Đây là một đoạn mẫu mực, tiêu biểu về miêu tả loài vật. Các tính từ, cụm tính từ đặc sắc, có mức độ cao, phù hợp với đối tượng đã được huy động như: nhọn hoắt, cường tráng, mẫm bóng, ngắn hủn hoẳn, nâu bóng, bướng, phanh phách, ngoàm ngoạp, hùng dũng, khoan thai... Đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng lại bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật.

 

+ Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Đoạn văn miêu tả diễn biến hành động và tâm trạng của Dế Mèn. Dế Mèn đã bộc lộ tính xấu của mình như: hung hăng, khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại nhát sợ trước kẻ mạnh. Dế Mèn chưa phải là một kẻ xấu, kẻ ác dù hậu quả trò đùa nghịch của Dế Mèn gây ra là rất đáng trách. Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận, nhận ra lỗi lầm và biết rút ra “bài học đường đời đầu tiên” cho mình.

-    Tác giả để cho nhân vật tự kể chuyện mình. Cách lựa chọn vai kể này đã tạo nên được sự thân mật, gần gũi giữa người kể và người đọc, người nghe; đồng thời, cũng dễ biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ của nhân vật.

-    Trong truyện đồng thoại, các nhân vật (là những con vật) được miêu tả sinh động, có suy nghĩ, tình cảm như con người. Đây là mục đích chính của truyện đồng thoại. Các nhân vật (con vật) trong truyện ngụ ngôn chỉ là những biểu tượng để nêu lên bài học triết lí, nhân sinh. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện đồng thoại chứ không phải là truyện ngụ ngôn.

 

SUY NGHĨ 

1.    Nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài thể hiện qua đoạn trích:

a)    Dế Mèn được miêu tả chủ yếu ở ngoại hình, nhưng ngoại hình được tả kết hợp với hoạt động và tư thế, thái độ (HS tìm, ghi lại các chi tiết về ngoại hình và hành động của Dế Mèn được miêu tả). .Chú ý tìm hiểu trình tự miêu tả: phần đầu tập trung miêu tả ngoại hình với những chi tiết nổi bật vẻ cường tráng (đôi càng, đôi cánh, cái đầu, hàm răng, sợi râu). Phần tiếp theo tập trung miêu tả tư thê', dáng bộ và thái độ của Dế Mèn.

b)    Điểm nổi bật trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ miêu tả ở đoạn này chính là dùng các tính từ rất phong phú, chính xác giúp khắc họa cụ thể và sinh động hình ảnh Dế Mèn. Ví dụ: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, nâu bóng... (HS tìm thêm những tính từ khác và nhận xét về sự chính xác, tính tạo hĩnh và biểu cảm của các tính từ đó)

 

c)    Đoạn văn miêu tả bằng chính lời của Dế Mèn nói về mình. Cách sử dụng vai kể ở ngôi thứ nhất để nói về chính mình trong đoạn văn này có hai tác dụng: Một mặt tạo sự gần gũi với người đọc, để người đọc như được trực tiếp nghe lời kể, lời bộc bạch tâm sự của nhân vật. Mặt khác, việc miêu tả ở ngôi thứ nhất tạo thuận lợi để nhân vật dễ biểu hiện mọi ý nghĩ, tâm trạng, sự đánh giá của mình.

2.    Đoạn trích này thể hiện rất sinh động diễn biến tâm lí và hành động của Dế Mèn. Ban đầu, Dế Mèn lên mặt huênh hoang kẻ cả với Dế Choắt (HS tìm những lời nói và thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt, như: cách gọi “chú mày”, hành động “hếch răng lèn, xì một hơi rõ dài”,...). Sự huênh hoang của Dế Mòn càng bộc lộ khi bày trò trêu Cốc. Nhưng khi thấy Cốc quay lại thì chui tọt vào hang, yên chí với chỗ ẩn nấp chắc chắn của mình. Khi chứng kiến Cốc giận dữ mổ Dế Choắt thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Chỉ đến khi Cốc đã bay đi, mối nguy hiểm đã qua, Dế Mèn mới mon men bò ra cửa hang (HS nêu tiếp diễn biên tâm lí và hành động của Dế Mèn ở phần cuối đoạn trích). Qua diễn biến tâm lí ở đoạn này, có thế thấy Dế Mèn là kẻ xốc nối, thích huênh hoang, nhưng cũng biết nhận ra lỗi lầm, ân hận vì sự dại dột của mình.

3.    Truyện đồng thoại cũng thường xây dựng nhân vật là loài vật hoặc những vật vô tri, nhưng lại có tâm lí, ngôn ngữ và các quan hệ như con người. Truyện viết về những con vật rất bé nhỏ, bình thường và gần gũi với trẻ em (dế mèn, dế trũi, bọ ngựa, xiến tóc, các loài kiến,...). Loài vật trong truyện đồng thoại cũng biết nói năng, suy nghĩ, cũng có tình cảm, tâm lí và các quan hệ như con người. Nhưng chúng không bị biến thành những biểu tượng thuần túy nhằm nêu lẽn những bài học luân lí, đạo đức, lối sống như trong truyện ngụ ngôn, mà vẫn là những hình tượng sống động, đúng với hình ảnh loài vật trong thế giới tự nhiên.

4. Để miêu tả ngoại hình kết hợp với hoạt động của một con vật nào đó, HS cần quan sát kĩ và tưởng tượng về đối tượng định miêu tả, rồi tìm một trình tự miêu tả thích hợp nhất. Có thể bắt đầu từ chi tiết, bộ phận nào của con vật gây được ấn tượng nổi bật, rồi đến các chi tiết khác. Kết hợp miêu tả ngoại hình với tư thế, hành động và qua đó bộc lộ nét tính cách đặc trưng. Ví dụ, tả chú gà trống có thể bắt đầu tiếng gáy to, vang vào mỗi buổi sớm, rồi đến cái mào đỏ rực, bộ lông rực rỡ, cặp chân vàng óng với cái cựa cứng, nhọn, bước đi oai vệ, hùng dũng...

 

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Văn Mẫu Lớp 10
Văn Mẫu Lớp 11
Văn Mẫu Lớp 12
Văn Mẫu Lớp 2
Văn Mẫu lớp 3
Văn Mẫu Lớp 4
Văn Mẫu Lớp 5
Văn Mẫu Lớp 6
Văn Mẫu Lớp 7
Văn Mẫu Lớp 8
Văn Mẫu Lớp 9
Văn Mẫu Biểu Cảm
Văn Mẫu Kể Chuyện
Văn Mẫu Miêu Tả
Văn Mẫu Nghị Luận
Văn Mẫu Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Cao Đẳng Đại Học
Văn Mẫu Phân Tích
Văn Mẫu Thuyết Minh
Văn Mẫu Tự Sự - Kể Chuyện