Home

BỘ ĐỀ 18 - Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Cao Đẳng Đại Học - Lớp 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu l. Tú Xương nhìn nhận về nỗi vất vả của bà Tú theo quan điểm nào sau đây?

A.    Trên cơ sở tình yêu thương mà thấy được nỗi vất vả của vợ, nhìn nhận được sự vô tích sự của mình từ đó càng thương quý vợ.

B.    Theo quan niệm “trọng nam khinh nữ” dưới thời phong kiến, Tú Xương tự coi mình là người phải được vợ con hầu hạ.

c.    Lễ giáo phong kiến bắt buộc phụ nữ phải “Tam tòng tứ đức” nên ông Tú xem việc bà Tú lo cho chồng con là bổn phận.

D.   Cả A, B, c đều đúng.

 

Câu 2. Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Vi hành nhằm mục đích gì?

A.    Vì văn học bấy giờ cũng có thể kiếm sống qua ngày được nên tác giả viết truyện đăng báo.

B.    Để giải trí cho quên ngày tháng.

c.   Mục đích chính trị đả kích vua Khải Định là một tên bù nhìn vô dụng đồng thời tố cáo bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp.

D.   Cả A, B, c đều sai.

 

Câu 3. Nhận xét “Ông là nhà văn có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Một nét hấp dẫn khác trong sáng tác của ông là tính triết lí sâu sắc và luôn thay đổi giọng điệu...” nói về nhà văn nào?

A. Nguyễn Công Hoan. 

B. Vũ Trọng Phụng, 

c. Nam Cao. 

D. Ngô Tất Tố. 

 

Câu 4. Trong Hạnh phúc một tang gia, đám tang cụ cố tổ là nơi:

A.    Xã hội bày tỏ sự tưởng niệm đối với người chết.

B.    Bạn bè bày tỏ lòng tiếc thương đối với người chết, 

c.    Con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo đối với người chết.

D.   Người ta khoe danh, khoe của, khoe áo, khoe tình.

 

Câu 5.    Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng 

Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu điều gì?

A.    Tác giả thể hiện lòng biết ơn của mình.

B.    Tác giả giới thiệu hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả của bà Tú.

 c.   Tác giả giới thiệu thiên nhiên nơi quê hương mình.

D.    Cả A, B, c đều đúng.

 

Câu 6. Hiểu như thế nào là đúng về ý nghĩa của câu thơ:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

A.    Nguyễn Công Trứ giống kiểu người trong bài ca dao:

Ngựa ô không cưỡi cưỡi bò vàng

Đường ngay không chạy lại dò đường cong.

B.    Nguyễn Công Trứ thường hay lấy đạc ngựa đeo cho con bò vàng của mình đế tạo sự ngất ngưởng cho con bò vàng.

c.   Chỉ hành động trải khoáy của Nguyễn Công Trứ không cưỡi ngựa mà cưỡi bò nhằm giễu cợt xã hội kinh kì nhiều nghi thức khuôn sáo.

D.    Cả A, B, c đều sai.

 

Câu 7. Giải nghĩa như thế nào cho đúng về câu thơ mở đầu bài thơ: Vũ trụ nội mạc phi phận sự?

A.    Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta.

B.    Mọi việc trong trời đất đều do trời đất quy định, 

c.   Mọi việc trong trời đất đều do vua quyết định.

D. Mọi việc trong trời đất đều do số mệnh con người quyết định.

 

Câu 8. Điểm nào sau đây không nằm trong tiểu sử Chu Mạnh Trinh?

A.    Từng tham gia trùng tu quần thể Hương Sơn.

B.    Đỗ Tiến sĩ, làm quan đến Án sát thì nghỉ.

c.   Từng cầm quân, thăng chức và giáng chức thất thường.

D.   Là người giỏi cầm, kì, thi, họa, say mê kiến trúc.

 

Câu 9.  Thu điếu thể hiện một trong những đặc sắc của nghệ thuật phương Đông: lấy động nói tĩnh, nét động duy nhất trong bài thơ được thể hiện rõ qua câu thơ nào?

A.   Sóng biếc theo làn hơi gợn tí   

B.   Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

c.   Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

 D.   Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 

 

Câu 10. Tiêu đề của bản tin.

A.    Không cần nêu khái quát nội dung tin để tạo bất ngờ cho người đọc.

B.    Không cần phải lựa chọn cách đặt tiêu đề.

c.   Càng rắc rối, khó hiểu càng gợi được sự tò mò ở người đọc.

D.   Cần ngắn gọn, khái quát được nội dung tin, có thể nêu trực tiếp, có thể dùng tu từ.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

D

B

C

A

C

B

D

II. PHẦN TỰ LUẬN

CÂU 1: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tú xương.

CÂU 2: Phân tích cái hay của Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

CÂU 3: Trình bày ngắn gọn ý kiến của anh (chị) về lợi ích và hứng thú của công việc tự học.

 

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Văn Mẫu Lớp 10
Văn Mẫu Lớp 11
Văn Mẫu Lớp 12
Văn Mẫu Lớp 2
Văn Mẫu lớp 3
Văn Mẫu Lớp 4
Văn Mẫu Lớp 5
Văn Mẫu Lớp 6
Văn Mẫu Lớp 7
Văn Mẫu Lớp 8
Văn Mẫu Lớp 9
Văn Mẫu Biểu Cảm
Văn Mẫu Kể Chuyện
Văn Mẫu Miêu Tả
Văn Mẫu Nghị Luận
Văn Mẫu Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Cao Đẳng Đại Học
Văn Mẫu Phân Tích
Văn Mẫu Thuyết Minh
Văn Mẫu Tự Sự - Kể Chuyện