1. DƯƠNG LỊCH
Dương lịch là lịch quốc tế thông dụng hiện nay, gọi là lịch Gregorius. Trung Quốc bắt đầu áp dụng cách tính Dương lịch từ sau cách mạng Tân Hợi, và chính thức sử dụng từ năm 1949. Tiền thân của Dương lịch là lịch Julius. Trên thực tế vòng trái đất quay quanh mặt trời là 365,24219 ngày (năm thái dương), nếu theo cách một năm có 365 ngày thì mỗi năm thiếu mất 0,24219 ngày, cứ cách bốn năm lại thiếu 0,96876 ngày, cách 400 năm lại thiếu 96,876 ngày. Bởi vậy, trong vòng 400 năm phải đặt ra 97 năm nhuận, vào năm nhuận thì thêm một ngày vào cuối tháng 2, cả năm có 366 ngày. Như vậy phải sau 3333 năm mới có xác suất sai lệch 1 ngày.
Cách tính năm nhuận như sau: Giả sử là năm chẵn trăm (năm 1600, năm 1700) nếu số năm có thể chia hết cho 400 thì là năm nhuận (như năm 1600, năm 2000), còn không thì là thường niên (ví dụ năm 1700, 1800, 1900): giả sử không phải năm chẵn (như năm 1993) nếu số năm chia hết cho 4 thì là năm nhuận (Ví dụ năm1992, 1996), còn không thì là thường niên (ví dụ năm
1993, 1994, 1995). Như vậy năm dương lịch có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. Một năm chia thành 12 tháng, trong đó tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 là tháng đủ, mỗi tháng 31 ngày: tháng 4, 6, 9, 11 là tháng thiếu, mỗi tháng 30 ngày: tháng 2 thường có 28 ngày. Năm nhuận tháng 2 có 29 ngày.
2. ÂM LỊCH
Cách định tháng của Âm lịch dựa vào chu kỳ của mặt trăng, ngày sóc là mùng một, tháng theo chu kỳ mặt trăng dài khoảng 29 ngày rưỡi, cho nên trong nông lịch tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Nông lịch có 12 tháng, cả năm có từ 353 - 355 ngày. Năm nhuận có 13 tháng, trong đó tên của tháng nhuận là tên tháng trước dó. Ví dụ, tháng trước là tháng ba, thì tháng nhuận tiếp theo gọi là nhuận tháng ba. Năm nhuận có 383 - 385 ngày. Cách sắp xếp tháng nhuận như sau. Tháng nào trong âm lịch không có “trung khí” thì là tháng nhuận. Trung khí chính là: Vũ thủy, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn.
Cách tính âm lịch còn dựa vào vị trí mặt trăng chia năm thái dương thành 24 tiết khí, thể hiện sự thay đổi thời tiết nóng lạnh, mưa gió, để tiện cho công việc nhà nông. Cho nên, âm lịch thực chất là Âm Dương lịch kết hợp.
3. TÁM TIẾT KHÍ HOA TÍN
Từ Tiểu hàn đến Cốc vũ tổng cộng là tám tiết khí - 120 ngày. Tính từ ngày giao mùa, cứ năm ngày là một hậu, mỗi một hậu ứng với một “hoa tín”. Tám tiết khí hoa tín chỉ dùng ở khu vực Giang Hoài, Trung Quốc, miền Bắc không dùng thuật ngữ này.
Tiểu hàn: Nhất hậu hoa mai, nhị hậu sơn trà, tam
Đại hàn: hậu thủy tiên.
Nhất hậu thụy hương, nhị hậu hoa lan, tam hậu sơn phàm.
Lập xuân: Nhất hậu nghênh xuân, nhị hậu anh đào, tam hậu vọng xuân.
Vũ thủy: Nhất hậu hoa nhài, nhị hậu hoa hạnh, tam hậu hoa môn.
Kinh trập: Nhất hậu hoa đào, nhị hậu đệ đường, tam hậu tường vi.
Xuân phân: Nhất hậu hải đường, nhị hậu hoa lê, tam hậu mộc lan.
Thanh minh: Nhất hậu hoa ngô đồng, nhị hậu hoa
Cốc vũ: mạch, tam hậu hoa liễu.
Nhất hậu mẫu đơn, nhị hậu đồ mi, tam hậu hoa đống.
4. THƠ VỀ HAI MƯƠI TƯ TIẾT KHÍ
Trái đất quay quanh vầng mặt trời,
Quay hết một vòng là một năm.
Một năm chia thành mười hai tháng,
Hai mươi tư tiết nối liền nhau.
Cứ dựa theo Dương lịch mà tính,
Mỗi tháng hai tiết, thật là hay.
Nửa đầu năm ấy sáu hai một,
Nửa sau hãy nhớ tám hai ba.
Đó chính là những ngày giao tiết,
Sai lệch chẳng quá một hai ngày.
Hai mươi tư tiết khí lần lượt,
Sắp hàng khẩu quyết thuộc nằm lòng.
Tháng giêng Tiểu hàn rồi Đại hàn,
Tháng hai Lập xuân liền Vũ thủy.
Kinh trập, Xuân phân trong tháng ba,
Thanh minh, Cốc vũ tháng tư cơ.
Tháng năm Lập hạ và Tiểu mãn,
Tháng sáu Mang chủng nối Hạ chí.
Tháng bảy Đại thử và Tiểu thử,
Lập thu, Xử thử, kìa tháng tám.
Tháng chín Bạch lộ, kề Thu phân,
Sương giáng, Hàn lộ, tháng mười đó.
Lập đông, Tiểu tuyết tháng mười một,
Đại tuyết, Đông chí sắp hết năm.
Nhớ kỹ tiết khí vui sản xuất,
Trồng trọt kịp thời ắt bội thu.
5. NGŨ HÀNH
Ngũ hành chỉ năm loại vật chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc muốn lần lượt đưa tính chết mọi sự vật trong thế giới tự nhiên vào trong năm loại phạm trù lớn này: và thông qua đó lý giải khởi nguồn của vạn vật trên thế giới. Người xưa cho rằng trên trời, Ngũ hành ứng với năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, dưới đất ứng với năm loại vật chất vàng, gỗ, nước, lửa, đất: còn ở trong con người chính là năm loại đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thuật chiêm tinh dựa vào sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa trời - đất - người và ngũ hành tương sinh tương khắc để suy đoán vận mệnh con người. Thuộc tính của ngũ hành như sau: Thổ và Hỏa thuộc tính dương, Thủy và Mộc thuộc âm, Mộc thuộc trung tính, trong đó Hỏa thuộc chí dương, Thủy thuộc chí âm. Dựa vào năm thuộc tính này, người xưa quy nạp vạn sự vạn vật lại, hình thành các loại hệ thống. Ví dụ:
Ngữ phương: Phương đông thuộc Mộc, Phương nam thuộc Hỏa, Trung ương thuộc Thổ, Phương tây thuộc Kim, Phương bắc thuộc Thủy
Ngũ âm: Giốc thuộc Mộc, Chủy thuộc Hỏa, Cung thuộc Thổ, Thương thuộc Kim, Vũ thuộc Thủy.
Ngũ sắc: Xanh thuộc Mộc, Đỏ thuộc Hỏa, Vàng thuộc Thổ, Trắng thuộc Kim, và Đen thuộc Thủy.
Ngũ vị: Chua thuộc Mộc, Đắng thuộc Hỏa, Ngọt thuộc Thổ, Cay thuộc Kim, Mặn thuộc Thủy.
Ngũ tạng: Can thuộc Mộc, Tâm thuộc Hỏa, Tì thuộc Thổ, Phế thuộc Kim, Thận thuộc Thủy.
Ngũ quan: Lưỡi thuộc Mộc, Mắt thuộc Hỏa, Mũi thuộc Thổ, Miệng thuộc Kim, Tai thuộc Thủy.
Ngũ quý: Xuân thuộc Mộc, Hạ thuộc Hỏa, Trường hạ thuộc Thổ, Thu thuộc Kim, Đông thuộc Thủy (trường hạ chỉ tháng sáu âm lịch).
Năm loại vật chất này phụ thuộc vào nhau mà lại hạn chế lẫn nhau. Thứ tự ngũ hành tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Thứ tự ngũ hành tương khắc như sau: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Về sau người ta phối hợp “thiên can địa chi” với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như sau:
Thiên can ngũ hành: Giáp Ất thuộc Mộc, Giáp là dương Mộc, Ất là âm Mộc:
Bính Đinh thuộc Hỏa, Bính là dương Hỏa, Đinh là âm Hỏa:
Mậu Kỷ thuộc Thổ, Mậu là dương Thổ, Kỷ là âm
Thổ:
Canh Tân thuộc Kim, Canh là dương Kim, Tân là âm Kim:
Nhâm Quý thuộc Thủy, Nhâm là dương Thủy, Quý là âm Thủy.
Địa chi ngũ hành: Dần Mão thuộc Mộc, Dần là dương Mộc, Mão là âm Mộc.
Ngọ Tỵ thuộc Hỏa, Ngọ là dương Hỏa, Tỵ là âm
Hỏa.
Thân Dậu thuộc Kim, Thân là dương Kim, Dậu là âm Kim.
Tý Hợi thuộc Thủy, Tý là dương Thủy, Hợi là âm Thủy.
Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, Thìn Tuất là dương Thổ, Sửu Mùi là âm Thổ.
6. CÁCH TÍNH NĂM, THÁNG, GIỜ ÂM LỊCH
a. TÍNH NĂM ÂM LỊCH BẰNG NĂM DƯƠNG LỊCH
Lấy năm dương lịch chia cho 60, lấy số dư trừ cho 3 thì được số hiệu can chi âm lịch năm đó, tra bảng can chi thì được can chi năm. Giả sử số hiệu can chi nhỏ hơn 0 thì lấy số hiệu đó cộng với 60.
Ví dụ: tìm can chi năm âm lịch của năm 1998: 1998: 60 = 33, dư 18
Số hiệu can chi là: 18 - 3 = 15
Tra bảng can chi thì được can chi năm này là năm Mậu Dần.
b. TÍNH THÁNG ÂM LỊCH BẰNG NĂM DƯƠNG LỊCH
Địa chi các tháng âm lịch vốn cố định, nghĩa là tháng mười một âm lịch (Tý), tháng chạp (Sửu), tháng giêng (Dần), tháng hai (Mão), tháng ba (Thìn), tháng tư (Tỵ), tháng năm (Ngọ), tháng sáu (Mùi), tháng bảy (Thân), tháng tám (Dậu), tháng chín (Tuất), tháng mười (Hợi).
Cách tính thiên can tháng âm lịch như sau: Đầu tiên tính toán thiên can tháng giêng âm lịch năm này, các tháng khác có thể suy đoán dựa theo thứ tự thiên can. Chúng ta tính bằng cách: lấy số năm dương lịch chia cho 5, tiếp tục trừ số dư cho 2, sau đó nhân thêm 2 và trừ đi 1. Nếu là số âm thì cộng thêm 10.
Ví dụ l: Tìm thiên can tháng giêng năm 1986 (năm Bính Dần): 1986 : 5 = 397 dư 1
Số thứ tự thiên can tháng giêng là:
(1- 2) x 2 - 1 = -3
Vì số này là số âm nên cộng thêm 10:
-3 + 10 = 7
Tứ kỳ thiên can tháng giêng năm Bính Dần là Canh, can chi tháng giêng là Canh Dần, tháng hai là Tân Mão, tháng ba là Nhâm Thìn, tháng tư là Quý Tỵ, cứ thế suy đoán.
Ví dạ 2: Tìm thiên can tháng giêng năm 1998 (năm Mậu Dần): 1998 : 5 = 399 dư 3
Số thứ tự thiên can tháng giêng là:
(3- 2) x 2 - 1 = 1
Vậy thiên can tháng giêng năm Mậu Dần là Giáp, can chi tháng giêng là Giáp Dần, tháng hai là Ất Mão, tháng ba là Bính Thìn, cứ thế suy đoán.
c. TÍNH CAN CHI GIỜ ÂM LỊCH
Địa chi giờ âm lịch đã cố định sẵn, tức là từ 23h đến trước lh là giờ Tý, từ 1 trước 3h là giờ Sửu, từ 3 đến trước 5h là Dần, từ 5 đến trước 7h là Mão, từ 7 đến trước 9h là Thìn, từ 9 đến trước llh là Tỵ, từ 11 đến trước 13h là Ngọ, từ 13 đến trước 15h là Mùi, từ 15 đến trước 17h là Thân, từ 17 đến trước 19h là Dậu, từ 19 đến trước 21h là Tuất, từ 21 đến trước 23h là Hợi. Cách tính thiên can giờ âm lịch như sau: Đầu tiên tính thiên can giờ Tý, còn lại thì suy đoán theo trật tự thiên can. Cách tính số hiệu thiên can giờ Tý là lấy số hiệu thiên can ngày hôm đó (nếu số thứ tự lớn hơn 5 thì bớt đi 5) nhân với 2 rồi trừ đi 1.
Ví dụ: Tìm thiên can giờ ngày Bính Dần: Số thứ tự thiên can của ngày hôm đó là 3, số thứ tự thiến can giờ Tý là:
3x2- 1 = 5
Bởi vậy can chi giờ Tý là Mậu Tý, giờ Sửu là Kỷ Sửu, giờ Dần là Canh Dần, giờ Mão là Tân Mão, còn lại cứ thế suy đoán.
Ví dụ: Tìm thiên can giờ Tý ngày Kỷ Mùi: Số thứ tự thiên can của ngày Kỷ Mùi là 6, vì số này lớn hơn 5 nên trừ cho 5 được 1. Số thứ tự thiên can giờ Tý là 1 X 2 - 1 = 1: Bởi vậy can chi giờ Tý là Giáp Tý, giờ Sửu là Ất Sửu, còn lại cứ thế suy đoán.
e. THỜI GIAN - KÝ THỜI
d. SÁU MƯƠI HOA GIÁP VÀ BẢNG NGŨ HÀNH
Thứ tự |
Can chi |
Ngũ hành |
Thứ tự |
Can chi |
Ngũ hành |
1 |
Giáp Tý |
Kim |
31 |
Giáp Ngọ |
Kim |
2 |
Ất Sửu |
Kim |
32 |
Ất Mùi |
Kim |
3 |
Bính Dần |
Hỏa |
33 |
Bính Thân |
Hỏa |
4 |
Đinh Mão |
Hỏa |
34 |
Đinh Dậu |
Hỏa |
5 |
Mậu Thìn |
Mộc |
35 |
Mậu Tuất |
Mộc |
6 |
Kỷ Tỵ |
Mộc |
36 |
Kỷ Hợi |
Mộc |
7 |
Canh Ngọ |
Thổ |
37 |
Canh Tý |
Thổ |
8 |
Tân Mùi |
Thổ |
38 |
Tân Sửu |
Thổ |
9 |
Nhâm Thân |
Kim |
39 |
Nhâm Dần |
Kim |
10 |
Quý Dậu |
Kim |
40 |
Quý Mão |
Kim |
11 |
Giáp Tuất |
Hỏa |
41 |
Giáp Thìn |
Hỏa |
12 |
Ất Hợi |
Hỏa |
42 |
Ất Tỵ |
Hỏa |
13 |
Bính Tý |
Thủy |
43 |
Bính Ngọ |
Thủy |
14 |
Đinh Sửu |
Thủy |
44 |
Đinh Mùi |
Thủy |
15 |
Mậu Dần |
Thổ |
45 |
Mậu Thân |
Thổ |
16 |
Kỷ Mão |
Thổ |
46 |
Kỷ Dậu |
Thổ |
17 |
Canh Thìn |
Kim |
47 |
Canh Tuất |
Kim |
18 |
Tân Tỵ |
Kim |
48 |
Tân Hợi |
Kim |
19 |
Nhâm Ngọ |
Mộc |
49 |
Nhâm Tý |
Mộc |
20 |
Quý Mùi |
Mộc |
50 |
Quý Sửu |
Mộc |
21 |
Giáp Thân |
Thủy |
51 |
Giáp Dần |
Thủy |
22 |
Ất Dậu |
Thủy |
52 |
Ất Mão |
Thủy |
23 |
Bính Tuất |
Thổ |
53 |
Bính Thìn |
Thổ |
24 |
Đinh Hợi |
Thổ |
54 |
Đinh Tỵ |
Thổ |
25 |
Mậu Tý |
Hỏa |
55 |
Mậu Ngọ |
Hỏa |
26 |
Kỷ Sửu |
Hỏa |
56 |
Kỷ Mùi |
Hỏa |
27 |
Canh Dần |
Mộc |
57 |
Canh Thân |
Mộc |
28 |
Tân Mão |
Mộc |
58 |
Tân Dậu |
Mộc |
29 |
Nhâm Thìn |
Thủy |
59 |
Nhâm Tuất |
Thủy |
30 |
Quý Tỵ |
Thủy |
60 |
Quý Hợi |
Thủy |
Những Món Ăn Ngon- Vào Bếp Cuối Tuần